Một trong những kỹ năng quan trọng để các em chinh phục tốt môn Ngữ văn là nói và nghe. Điều này giúp các em tự tin hơn, học hỏi được nhiều hơn từ bạn bè. Trong chủ đề Bầu trời tuổi thơ chương trình Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống, các em sẽ trao đổi về một vấn đề mà mình quan tâm. Cụ thể là: Câu chuyện của các bạn nhỏ trong hai văn bản Bầy chim chìa vôi và Đi lấy mật chắc hẳn gợi cho em nhiều suy nghĩ và cảm xúc về thế giới tuổi thơ. Từ thực tế cuộc sống của mình và từ những điều học hỏi được qua sách báo, phương tiện nghe nhìn, em hãy trao đổi với các bạn vé một vấn đề mà em quan tâm. HVCTP sẽ giúp các em định hướng nội dung và thực hiện kỹ năng nói của mình một cách tốt nhất.
1. Yêu cầu cần đạt
– HS trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống mà mình quan tâm.
– HS tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
– HS biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
2. Chuẩn bị nội dung nói
– Dựa vào chính thực tế cuộc sống của mình và những điều em biết được từ sách báo, phương tiện nghe nhìn để trao đổi về một vấn đề mà em cho là quan trọng, có ý nghĩa.
– Một số đề tài tham khảo từ SGK:
+ Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ (tivi, điện thoại, máy tính,…).
+ Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.
+ Trẻ em với việc học tập.
+ Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội).
Ngoài những đề tài gợi ý trên, em cũng có thể tự tim một đề tài mà minh am hiểu và cảm thấy có ý nghĩa để trình bày.
Ví dụ:
+ Trẻ em với những ước mơ.
+ Trẻ em với trách nhiệm bảo vệ môi trường.
3. Một số nội dung tham khảo để chuẩn bị cho bài nói
Chủ đề 1: Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ (tivi, điện thoại, máy tính,…)
+ Theo em, việc sử dụng các thiết bị công nghệ trong trẻ em hiện nay như thế nào?
+ Em hiểu những thiết bị công nghệ (tivi, điện thoại, máy tính…) có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ em (kể cả phần tích cực và tiêu cực).
+ Em có thể lấy bằng chứng từ chính trải nghiệm của minh hoặc từ sách báo và các phương tiện nghe nhìn để thuyết phục người nghe.
+ Hãy đề xuất những phương án để trẻ em có thể sử dụng các thiết bị công nghệ một cách hiệu quả.
Chủ đề 2: Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.
+ Theo em, người lớn đã thực sự lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của trẻ em chưa? Trẻ em mong muốn được người lớn lắng nghe, thấu hiểu những điều gì?
+ Những biểu hiện nào cho thấy nhiều người lớn chưa thực sự lắng nghe và thấu hiểu trẻ?
+ Chuyện gì có thể xảy ra khi người lớn không lắng nghe, thấu hiểu trẻ? Em có thể lấy bằng chứng từ chính trải nghiệm của minh hoặc từ sách báo và các phương tiện nghe nhìn để thuyết phục người nghe.
+ Trẻ em cần phải làm gì khi chưa được người lớn lắng nghe, thấu hiểu?
Chủ đề 3: Trẻ em với việc học tập.
+ Theo em học tập là gì? Việc học tập quan trọng như thế nào đối với mỗi trẻ em nói riêng và mọi người nói chung?
+ Bản thân các em đã học tập như thế nào? Hiện nay còn nhiều bạn lơ là việc học, em thấy vấn đề này như thế nào? Từ thực tế cuộc sống của mình, hoặc trải nghiệm qua sách báo, truyền thông, em có thể đưa ra những vấn đề đáng quan tâm về việc học tập của trẻ em.
+ Theo em, trẻ em cần làm gì để việc học tập tốt hơn?
Chủ đề 4: Bạo hành trẻ em (trong gia đình, ngoài xã hội).
+ Theo em hiểu bạo hành trẻ em là gì? Gồm những hành vi nào?
+ Từ hiểu biết của mình, hãy nêu thực tế tình trạng bạo hành trẻ em hiện nay? (Em có thể dẫn chứng từ thông tin em thu thập được hoặc thực tế em biết). Cho biết hậu quả của việc bạo hành trẻ em là gì?
+ Nhà nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ trẻ em? Bản thân em có thể đề xuất một số phương án có thể hạn chế, đẩy lùi tình trạng này và trẻ em có thể bảo vệ bản thân mình trước nạn bạo hành.
Chủ đề 5: Trẻ em với trách nhiệm bảo vệ môi trường
+ Theo em trách nhiệm bảo vệ môi trường thuộc về ai? Trẻ em có nên bảo vệ môi trường hay không?
+ Từ thực tế hiểu biết cũng như trải nghiệm của bản thân, em thấy tình trạng môi trường hiện nay như thế nào?
+ Trẻ em nên bảo vệ môi trường bằng cách nào? Em có thể đề xuất một số phương án phù hợp.
4. Đánh giá
Sau khi thực hành phần nói nghe, HS đánh giá theo tiêu chí để đánh giá bài nói. Có thể tham khảo mẫu phiếu đánh giá bài trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm như sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ | |||
Nhóm: ………………………. | |||
Tiêu chí | Mức độ | ||
Chưa đạt (0 điểm) | Đạt (1 điểm) | Tốt (2 điểm) | |
1. Thể hiện ý kiến của người nói về một vấn đề mà mình quan tâm | Chùa thể hiện được ý kiến của người nói về một vấn đề đời sống | Thể hiện được ý kiến của người nói về một vấn đề đời sống | Thể hiện được ý kiến của người nói về một vấn đề đời sống một cách rõ ràng, ấn tượng |
2. Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng | Chưa đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng phù hợp với vấn đề bàn luận | Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng phù hợp với vấn đề bàn luận | Đưa ra được các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, sâu sắc, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề bàn luận |
3. Nói rõ ràng, truyền cảm | Nói nhỏ, khó nghe; nói lặp lại, ngập ngừng nhiều lần | Nói rõ nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng một vài câu | Nói rõ, truyền cảm, hầu như không lặp lại hay ngập ngừng |
4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…) phù hợp | Điệu bộ thiếu tự tin, chưa có sự tương tác (ánh mắt, cử chỉ,…) với người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp với nội dung trình bày | Điệu bộ tự tin, có sự tương tác (ánh mắt, cử chỉ,…) với người nghe; nét mặt biểu cảm khá phù hợp với nội dung trình bày | Điệu bộ rất tự tin, có sự tương tác tích cực (ánh mắt, cử chỉ,…) với người nghe; nét mặt biểu cảm rất phù hợp với nội dung trình bày |
Xem thêm các bài soạn khác của Bài 1: Bầu trời tuổi thơ
1. Soạn bài Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều).
2. Soạn bài Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi).
3. Soạn bài Ngàn sao làm việc (Võ Quảng).
4. Soạn bài thực hành đọc: Ngôi nhà trên cây (trích Tốt-tô-chan bên cửa sổ, Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô).
6. Soạn bài Viết: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
7. Soạn bài Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm.