Mỗi Bài học cuộc sống được gói gọn trong những câu ca dao tục ngữ đã theo chúng ta từ trong lời ru của mẹ của bà, từ bài học vỡ lòng, thuở ta còn bắt đầu ê a học chữ. Những bài học về cách sống, cách làm người, cách nhìn nhận… hôm nay chúng ta sẽ lại tiếp tục được khám phá qua văn bản đọc kết nối chủ điểm Biết người, biết ta. HocVanCoTruongPhuong cùng bạn tìm hiểu những bài học này nhé!
Câu hỏi 1: Xác định biện pháp tu từ trong văn bản 1, 2 và nêu tác dụng của chúng.
Gợi ý trả lời:
– HS đọc hiểu bài số 1 và bài số 2, tập trung vào các cặp hình ảnh: châu chấu – xe, con sắt – ông đùng, thắng lợi bất ngờ của châu chấu, con sắt trước xe và ông Đùng.
– Về nghệ thuật, cả bài số 1 và số 2 đều sử dụng cả biện pháp nói quá:
+ Châu chấu, con sắt “nhỏ bé, yếu ớt” lại có thể đá nghiêng xe, đập ngã ông Đùng (kẻ lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần).
– Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh rằng, sức mạnh hình thể không phải bao giờ cũng mang đến chiến thắng. Những người yếu đuối nhưng giàu ý chí, bản lĩnh cũng có thể mang đến sức mạnh bất ngờ.
Câu hỏi 2: Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3.
Gợi ý trả lời:
– Bài học về sự khoe khoang: Lời tự khoe của trăng hay đèn đều đáng ngờ vì cả hai đều có những hạn chế của mình khi đối mặt với thử thách (mây che, gió thổi). Trăng chỉ sáng tỏ khi bầu trời không mây, đèn chỉ đủ sáng trong căn phòng không gió hoặc được che chắn cẩn thận.
– Giúp chúng ta nhận ra bài học về thái độ và cách ứng của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, nên ta không nên so bì, tự kiêu là mình giỏi hơn người khác, bởi mình mạnh lúc này, trong lĩnh vực này thì người khác mạnh lúc khác, trong lĩnh vực khác.
Câu hỏi 3: Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?
Gợi ý trả lời:
– Mục đích sáng tác ba văn bản trên có điểm giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn đó là: đều mượn một hình ảnh sự vật để đúc rút ra bài học, kinh nghiệm trong cuộc sống.
Xem thêm các bài soạn khác của Bài 2: Bài học cuộc sống
1. Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp.
2. Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo.
3. Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Biết người, biết ta.
4. Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Dấu chấm lửng.
5. Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Chân, tay, tai, mắt, miệng.
6. Soạn bài Viết: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
8. Ôn tập bài 2.