Soạn văn 7 bài Chiều biên giới (Lò Ngân Sủn)

Đã bao giờ bạn đặt chân đến biên giới đẹp đẽ và thiêng liêng của Tổ quốc? Nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp riêng mà còn mang đến nhiều cảm hứng thi ca. Trong số đó, Chiều biên giới – bản tuyên ngôn bằng thơ của nhà thơ Lò Ngân Sủn, một người đàn ông dân tộc Dáy về một vùng biên giới khiến ai đọc lên rất đỗi tự hào. Cùng TruongPhuong.com tìm hiểu bài thơ qua phần thực hành đọc, chủ đề Giai điệu đất nước chương trình Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống!

mã giảm giá lazada

chiều biên giới

1. Ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ

Gợi ý tìm hiểu:

HS đọc bài thơ và nhận xét về:

– Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc, thiết tha, rất nhẹ nhàng và tinh tế (Câu thơ “Chiều biên giới em ơi” gợi cảm giác thân quen).

– Hình ảnh thơ: gần gũi (chồi non, cỏ biếc, rừng cây, sông, suối, mây, núi, hoa đào, bậc thang…) tươi đẹp, trong sáng.

– Các biện pháp tu từ:

+ So sánh: “Như đầu sông đầu suối“, “Như đầu mây đầu gió“,…

+ Điệp ngữ: Khi, như, nghe, chiều biên giới em ơi,…

+ Nhân hóa: Hồn ta như ngọn gió/Thổi giữa trời quê hương,…

2. Vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương trong cảm nhận của nhà thơ

Gợi ý trả lời:

– Tổ quốc luôn luôn là một danh từ vĩ đại – vậy nhưng Tổ quốc lại được tạo nên bởi chính những điều giản dị. Vùng biên cương trong cảm nhận của nhà thơ Lò Ngân Sủn là những điều giản dị: mùa hoa đào nở, mùa cây sở, là ruộng bậc thang, là tiếng chim hót gọi thiết tha, với mùa hoa nở ngát hương, với nông trường rộng lớn mênh mông và những con sông chảy xiết, những con suối thác đổ… Trong cảm nhận ấy, hình ảnh vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc hiện lên thật bình yên nhưng cũng thật tươi đẹp, tràn đầy sức sống, sắc màu riêng biệt đầy cuốn hút.

3. Tình cảm với quê hương đất nước mà bài thơ gợi lên trong em

Gợi ý:

– HS đọc toàn bài thơ, hình dung vẻ đẹp của vùng đất biên cương qua cảm nhận của nhà thơ để dễ dàng bày tỏ cảm xúc.

– Tham khảo cảm nhận sau đây: Từng lời thơ, giai điệu của bài thơ Chiều biên giới vang lên đầy da diết, xúc động và thiêng liêng. Đó là tình yêu quê hương tha thiết, yêu từng tấc đất, từng cảnh sắc thiên nhiên, con người nơi vùng biên cương xa xôi. Bài thơ như thúc dục trong ta niềm tự hào, sự trân quý từng mảnh đất quê hương, khát vọng được xây dựng quê hương giàu đẹp, xứng đáng với những hy sinh bảo vệ của cha anh đi trước.

5/5 (1 bình chọn)