Soạn văn 7 – Bài 3: Cội nguồn yêu thương

Có hạt giống nào quý giá bằng tình yêu thương? Khi ta lớn lên, yêu thương đã có rồi. Yêu thương có trong cái âu yếm của mẹ, cái vỗ về của cha, cái đỗi thân thương của quê nhà. Ta lớn lên đi gieo hạt yêu thương cho đời, ta cũng nhận về những món quà tinh thần vực ta dậy trong những ngày cuộc đời thử thách. Cây cối bắt rễ vào lòng đất, sẽ đơm hoa kết trái. Con người có Cội nguồn yêu thương sẽ là điểm tựa tinh thần cho hạnh phúc, cho thành công và cho cuộc sống ý nghĩa. Bài tiếp theo trong chương trình Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống HVCTP sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tình yêu thương qua một số truyện kể, cùng chia sẻ những bài học từ các nhân vật trong truyện. Trước hết chúng mình cùng khám phá tri thức Ngữ văn và phần tri thức tiếng Việt trong chủ đề này.

mã giảm giá lazada

cội nguồn yêu thương

I. Tri thức Ngữ văn

1. Thay đổi kiểu người kể chuyện

– Trong một truyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau. Có tác phẩm sử dụng hai, ba người kể chuyện ngôi thứ nhất, có tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

– Sự thay đổi kiểu người kể chuyện luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Mỗi ngôi kể thường mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa.

Ví dụ, trong tác phẩm Hoàng tử bé, ở những chương đầu, tác giả sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất: Tôi muốn viết lại ở đây, để không cho phép mình quên đi. Thật buồn nếu quên đi một người bạn! Đâu phải ai cũng có được một người bạn (trích chương IX), nhưng ở một số chương cuối, tác giả lại như “chuyển” lời kể cho người kể chuyện “giấu mình” (người kể chuyện ngôi thứ ba): Hoàng tử bé đi xuyên qua sa mạc và chỉ gặp được một bông hoa. Một bông hoa ba cảnh, một bông hoa không tên.

II. Tri thức tiếng Việt

1. Số từ

– Số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ, gồm số từ chỉ số lượng xác định (ví dụ: bốn quyển vở, năm học sinh,…) và số từ chỉ số lượng ước chừng (ví dụ: vài con cá, dăm cuốn sách, dăm bảy người, ba bốn trường,…).

– Số từ chỉ thứ tự thường kết hợp với các từ thứ, hạng loại, số, đứng sau danh từ trung tầm, thể hiện thứ tự của sự vật được nêu ở danh từ trung tâm.

– Lưu ý: Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng như: đôi, chục, ,… Các từ này tuy cũng có ý nghĩa số lượng, nhưng có đặc điểm ngữ pháp của danh từ: có thể kết hợp với số từ ở trước và từ chỉ định ở sau. Ví dụ: hai chục (trứng) này, ba đôi (tất) ấy,…

2. Phó từ

– Đặc điểm cơ bản: Phó từ (còn gọi là phụ từ, từ kèm) không được dùng để gọi tên (định danh) sự vật, hoạt động, đặc điểm mà chỉ bổ nghĩa cho các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm. Phó từ, như tên gọi của từ loại này, chuyên làm thành tố phụ trong cụm từ.

– Phân loại: Căn cứ vào khả năng kết hợp với thành tố làm trung tâm của cụm từ, phó từ có thể được phân thành hai nhóm:

+ Các phó từ đi kèm danh từ, làm thành tố phụ trước cho danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng sự vật. Khác với số từ, phó từ không thể dùng độc lập để tính đếm, ví dụ: những các, mọi, mỗi, từng,…

+ Các phó từ đi kèm động từ và tính từ, làm thành tố phụ trước hoặc sau cho động từ, tính từ. Chúng có thể được chia thành một số nhóm nhỏ như:

  • Phó từ chỉ ý nghĩa thời – thể: đã, từng, vừa, mới, đang sẽ, sắp,…
  • Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: đều, cũng, vẫn, cứ, còn, lại,…
  • Phó từ chỉ sự khẳng định hay phủ định: có, không, chưa, chẳng,…
  • Phó từ chỉ sự cầu khiến hay mệnh lệnh: hãy, đừng chớ,…
  • Phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, khí, quá, lắm,…

Các phó từ trên đều đứng trước thành tố trung tâm trong các cụm động từ và cụm tính từ, trừ những từ như quá có thể đứng trước hoặc sau thành tố trung tâm và lắm chỉ đứng sau thành tố trung tâm. Ngoài ra, có các phó từ chỉ ý nghĩa hoàn thành (xong, rồi), kết quả (được, mất), tương hỗ (nhau) cũng thường đứng sau thành tố trung tâm.

III. Nội dung bài học

Nếu bài học đầu tiên mở ra Bầu trời tuổi thơ với những văn bản truyện viết cho thiếu nhi vô cùng thú vị, bài học thứ hai rung lên Khúc nhạc tâm hồn bằng những lời thơ giàu cảm xúc về người lính, quê hương, người mẹ thì ở bài ba này chúng ta được lắng nghe những câu chuyện mộc mạc chân thực về tình yêu thương. Cội nguồn yêu thương mang ta đến với thế giới trong trẻo, ấm áp của tình yêu thương, về món quà ý nghĩa trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần), đưa ta qua ngôi làng Ku-ku-rêu để tận mắt chứng kiến những ước mơ cao đẹp của bọn trẻ con và tình thầy trò xúc động trong Hai cây phong (Ai-ma-tốp), cùng ta đắm chìm trong bức tranh quê hương đậm tình yêu tha thiết (Quê hương-Tế Hanh) và khúc ca tình mẫu tử thiêng liêng (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng). Mỗi tác phẩm như gieo vào lòng người đọc một hạt giống yêu thương. Cũng trong chủ đề Cội nguồn yêu thương, chúng ta được tìm hiểu và thực hành về phó từ, số từ, hình thành kĩ năng cảm thụ nhân vật qua năng lực viết, nói và nghe.

 Chủ đề bài học “Cội nguồn yêu thương” gồm các nội dung cơ bản:

1. Đọc:

* Đọc – hiểu các văn bản:

– VB 1: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần).

– VB 2: Người thầy đầu tiên (trích, Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp).

– VB 3: Quê hương (Tế Hanh).

– VB thực hành đọc: Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng).

*Thực hành tiếng Việt: Số từ, phó từ.

2. Viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

3. Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học).

4. Củng cố, mở rộng bài 3.

5/5 (1 bình chọn)