Soạn văn 7 – Hội lồng tồng (Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hảo – Dương Tất Từ)

Đến với văn hóa của vùng Việt Bắc, chúng ta được tìm hiểu về một lễ hội đặc trưng của người đồng bào Tày – Nùng, đó là Hội lồng tồng qua bài viết của các tác giả Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hảo – Dương Tất Từ. Đây là nét văn hóa đáng quý, là bản sắc của người dân tộc thiểu số cần được giữ gìn và phát huy. HVCTP cùng các bạn tìm hiểu văn bản này nhé!

mã giảm giá lazada

hội lồng tồng

Về cấu trúc văn bản:

– Đoạn 1: từ đầu đến múa sư tử và lượn lồng tồng: giới thiệu khái quát về hội lồng tồng.

– Đoạn 2: từ Trò chơi ném còn đến cuộc vui tiếp tục: giới thiệu về trò chơi ném còn.

– Đoạn 3: từ Múa sư tử đến đọ tài với đối phương: giới thiệu về trò múa sư tử.

– Đoạn 4: từ Nhân dịp hội lồng tồng đến hết: giới thiệu về hoạt động hát lượn.

Câu hỏi 1: Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tồng bằng sơ đồ (chú ý thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức, vùng miền có lễ hội, phần cúng tế – lễ, phần vui chơi – hội).

Gợi ý:

tóm tắt văn bản hội lồng tồng

Câu hỏi 2: Sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan gì với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông?

Gợi ý:

– Những sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan mật thiết với mục đích mở hội và tục thờ thần nông của đồng bào Tày, Nùng.

– Lễ hội xuống đồng có ý nghĩa cầu mùa, cầu một năm mưa thuận gió hòa, việc nhà nông thuận lợi. Hội lồng tồng ở Việt Bắc gắn với tục thờ thần nông. Thần nông được tôn làm thành hoàng làng cũng có nghĩa là thần nông được cho là có vai trò giúp dần khai mở đất đai, xây dựng và bảo vệ bản mường.

– Những lễ vật như gà thiến béo, lợn quay, các thứ bánh trái như bánh chưng hay bánh lá ngải, xôi nhuộm lá cẩm, rượu nếp, rượu mác mật,… đều là những sản phẩm nông nghiệp của cư dân, được dâng lên tế thần nông để thể hiện sự biết ơn của cư dân với vị thần cai quản đời sống bản mường, cũng là cách thức để kính báo về công việc làm ăn sinh sống hằng năm và biểu thị niềm mong ước về cuộc sống no đủ.

Câu hỏi 3: Văn bản miêu tả những hoạt động nào của cư dân trong phần hội? Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng nào của con người?

Gợi ý:

– HS nêu các hoạt động diễn ra trong phần hội để HS nhận thấy rõ những nét văn hóa truyền thống của địa phương.

– Những hoạt động văn hóa trong hội lổng tồng biểu thị những phẩm chất, khả năng của cư dân nông nghiệp: nhanh nhẹn, khéo léo, giỏi đánh võ đi quyền, thuộc nhiều tác phẩm dân gian, ứng đối giỏi, hái hay, giàu tình cảm,…

Ví dụ: qua chi tiết Phần “lượng tuồng” gồm những bài hát cổ điển mà gái trai phải học thuộc lòng đề hát kể cho nhau nghe về những cảnh đẹp của quê hương mường bản, những câu chuyện mượn trong cổ tích, truyền thuyết, những cảnh sinh hoạt sản xuất trong bốn mùa, mười hai tháng,… sẽ nhận thấy người hát đối đáp cần có khả năng biết và thuộc nhiều tác phẩm văn học dân gian, cần có khả năng ứng đối và sáng tác tại chỗ trên cơ sở những bài có sẵn, có tâm hồn phong phú,…

Câu hỏi 4: Người dân gửi gắm mong ước gì khi tổ chức lễ hội lồng tồng?

Gợi ý:

– Mỗi lễ hội thường thể hiện những mong ước của người dân. Đó chính là ý nghĩa văn hóa của các hình thức sinh hoạt cộng đồng truyền thống mà lễ hội là một trong những hình thức phổ biến nhất.

– Hội lồng tồng thể hiện mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, chăn nuôi thuận lợi, đời sống no đủ. Bên cạnh đó, những hoạt động văn hóa, những trò chơi dân gian cũng thể hiện mong ước của người dân về một cuộc sống vui tươi, lành mạnh, may mắn; con người có sức khỏe, có tâm hồn bay bổng, phong phú, đặc biệt là mong ước có được sức mạnh thể chất và tinh thần để đánh đuổi kẻ thù.

Câu hỏi 5: Lượn, tiếng nói tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời Việt Bắc.

Em cảm nhận như thế nào về thái độ đánh giá của người viết qua câu văn trên?

Gợi ý:

– HS nhận xét thái độ đánh giá của người viết thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, nhất là tính từ.

Trong câu văn “Lượn, tiếng nói tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời Việt Bắc” người viết đã thể hiện sự đồng cảm, thái độ ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của hát lượn, một sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến của đồng bào Tày, Nùng trong mùa xuân.

5/5 (1 bình chọn)