Mỗi câu chuyện ngụ ngôn đều gửi gắm trong đó những thông điệp cuộc sống đầy ý nghĩa, giúp mỗi người nhận ra bài học quý giá. Với chủ đề Những cái nhìn hạn hẹp, chúng ta sẽ được tìm hiểu hai câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi. HVCTP cùng bạn tìm hiểu nội dung này mở đầu cho những Bài học cuộc sống, chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo nhé!
1. Chuẩn bị đọc
Câu hỏi 1: Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.
Gợi ý trả lời:
– Từ vị trí khác nhau khi nhìn bầu trời, chúng ta quan sát được những điều thú vị:
+ Nếu từ mặt đất nhìn lên: Những đám mây luôn chuyển động với nhiều hình thù khác nhau. Những đàn chim chao liệng trên không trung. Hình ảnh những khinh khí cầu, diều lượn trong gió, chiếc máy bay khổng lồ hóa nhỏ bé.
+ Nếu được nhìn ngang tầm, trải nghiệm bay lên bầu trời chúng ta sẽ thấy được những làn mây bồng bềnh, trắng xóa như đang lướt qua những cuộn bông gòn mềm mại.
Câu hỏi 2: Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?
Gợi ý trả lời:
– Về các ông thầy bói ngày xưa: Là những người thường mặc trang phục áo dài, đeo kính tròn đen, chống gậy, thường dùng quẻ để xem bói hoặc xem chỉ tay.
2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu hỏi 1: Do đâu mà chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung” còn mình “là chúa tể”?
Gợi ý trả lời:
– Chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung” còn mình “là chúa tể” là bởi vì khi sống dưới giếng, ếch thấy trời chỉ là cái vung con và mình oai như một vị chúa tể vì cuộc sống xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé như: nhái, cua, ốc. Khi nó cất tiếng kêu làm vang động cả giếng đều khiến các con vật kia hoảng sợ.
Câu hỏi 2: “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ như thế nào?
Gợi ý trả lời:
– “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ không chính xác, vì không bao quát được toàn bộ, chỉ thông qua xúc giác để dự đoán một bộ phận.
3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu hỏi 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản.
Gợi ý trả lời:
– HS có thể tóm tắt văn bản theo sơ đồ:
Câu hỏi 2: Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?
Gợi ý trả lời:
– Tình huống truyện Ếch ngồi đáy giếng: Bị nước đẩy lên mặt đất con ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” vẫn quen thói nhâng nháo tự phụ, xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên đã bị một con trâu dẫm chết (bộc lộ tác hại của sự ngộ nhận về bản thân).
– Tình huống truyện Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù rủ nhau “xem voi”, mỗi ông chỉ sờ được một phần cơ thể con voi, nhưng ai cũng tin chỉ có mình miêu tả đúng về con voi dẫn đến xô xát, đánh nhau (bộc lộ tác hại của lối nhận thức phiến diện về sự vật).
Câu hỏi 3: Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?
Gợi ý trả lời:
Nhân vật con ếch | Nhân vật năm ông thầy bói | Đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn |
Loài vật | Con người | Là loài vật, đồ vật, con người. |
Tên gọi: Con ếch | Tên gọi: Thầy bói mù | Không có tên riêng, được gọi bằng danh từ chung. |
Hành động và tiếng kêu với hàng loạt biểu hiện hàm chứa lời nhắc nhở, bài học đối với người đọc, người nghe.
Ví dụ: Không nên ngộ nhận về bản thân, mang lối sống, cách nhìn, cách hành xử cũ vào hoàn cảnh môi trường mới thì có thể tự chuốc lấy tai hoạ. |
Hành động “xem voi” và những lời cãi vã gàn dở ẩn chứa bài học về cách nhận thức sự vật.
Ví dụ: Cần xem xét sự vật một cách toàn diện, cần có thái độ ý thức hợp tác, bổ sung các góc nhìn, cách nhìn trong nhận thức, tìm hiểu chân lý. |
Suy nghĩ/ hành động/ lời nói… ẩn chứa những bài học sâu sắc. |
Câu hỏi 4: Em rút ra bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?
– Bài học từ truyện Ếch ngồi đáy giếng:
+ Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.
+ Phải nhận ra hạn chế của mình.
+ Phải khiêm tốn không được chủ quan, kiêu ngạo.
– Bài học từ truyện Thầy bói xem voi:
+ Muốn kết luận đúng một sự vật, hiện tượng, phải xem xét nó một cách toàn diện.
+ Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phù hợp với mục đích xem xét.
+ Biết lắng nghe ý kiến của người khác, không giải quyết vấn đề bằng vũ lực.
Câu hỏi 5: Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?
Gợi ý trả lời:
– Truyện ngụ ngôn: cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật thường là những con vật. Nhưng cũng có khi kể chuyện người để rút ra bài học triết lý được gửi gắm trong đó.
– Truyện cổ tích: cần chú ý đến yếu tố siêu nhiên, thần kỳ, những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, hoặc những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện.
Câu hỏi 6: Chọn một trong hai bài tập sau:
– Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có).
– Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật ký đọc truyện, vẽ tranh minh họa,…
Gợi ý trả lời:
HS thực hiện theo gợi ý sau:
Sổ tay “năng nhặt chặt bị” – Bài học cuộc sống.
STT | Tên truyện sưu tầm được | Tranh ảnh, tư liệu liên quan |
1 | Ve và kiến (bản dịch thơ của Nguyễn Văn Vĩnh). | Phim hoạt hình ve và kiến, một số bản dịch thơ khác. |
2 | Phần của sư tử (Ê-dốp, bản dịch văn xuôi). | Ảnh minh hoạ. |
3 | … | |
4 | … |
Xem thêm các bài soạn khác của Bài 2: Bài học cuộc sống
1. Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp.
2. Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo.
3. Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Biết người, biết ta.
4. Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Dấu chấm lửng.
5. Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại: Chân, tay, tai, mắt, miệng.
6. Soạn bài Viết: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
8. Ôn tập bài 2.