Soạn văn 7 bài Ông Một (Vũ Hùng)

Mỗi một loài cây, con vật đều có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng. Vạn vật hữu hình luôn mang đến cho ta những trải nghiệm, những bài học quý giá về tình yêu thương và lòng nhân ái. Tìm hiểu văn bản kết nối chủ điểm Ông Một, truyện ngắn in trong tập Phía Tây Trường Sơn của tác giả Vũ Hùng để hiểu hơn tiếng nói và tình cảm của thế giới tự nhiên. Cùng HVCTP kết nối với chủ đề Tiếng nói của vạn vật chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo qua bài học này nhé!

mã giảm giá lazada

ông một

 

1. Tóm tắt truyện

Truyện kể về con voi (ông Một) của Đề đốc Lê Trực – 1 lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị vây hãm, nghĩa quân tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê và tặng con voi cho quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Nhưng con voi nhớ ông Đề đốc, nhớ chiến trận, nhớ rừng. Mặc dù được người quản tượng hết lòng chăm sóc, yêu thương nhưng con voi vẫn ủ rũ và buồn thiu. Quản tượng quyết định thả nó về rừng. Sau đó, hằng năm mỗi độ sang thu nó lại về làng thăm quản tượng và dân làng. Được 10 năm như thế, khi ông quản tượng qua đời, nó buồn bã trở nên lặng lẽ. Từ đó, mấy năm nó mới lại xuống làng, đảo qua nhà cũ, tha thẩn trong sân, tung vòi hít ngửi khắp chỗ, rên khe kẽ và âm thầm bỏ đi.

2. Suy ngẫm và phản hồi sau đọc

Câu hỏi 1: Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào?

Gợi ý trả lời:

– HS đọc VB và tìm một số chi tiết thể hiện cảm xúc, hành động của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng:

+ người quản tượng chăm sóc con voi, vỗ cho nó ăn để nó lấy sức về rừng.

+ hàng năm voi đều quay trở về làng để thăm người quản tượng.

+ mỗi lần nó về thăm làng, người quản tượng lại dẫn nó đi tắm và luôn trồng sẵn một nương mía để thết đãi nó một bữa no nê.

+ lần trở về làng khi biết người quản tượng đã mất, nó chạy vào nhà, hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra, chạy khắp làng tìm chủ.

+ sau khi người quản tượng mất, trở về làng, nó lặng lẽ đảo qua nhà người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi.

– Qua các chi tiết tiêu biểu đó, chúng ta nhận ra tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng, đó là tình cảm gắn bó, yêu mến, thủy chung.

Câu hỏi 2: Người quản tượng và dân làng đã cư xử ra sao với con voi?

Gợi ý trả lời:

– HS tìm các chi tiết về cách cư xử của người quản tượng và dân làng với con voi:

+ Dân làng gọi con voi bằng cái tên đầy thân thuộc “Ông Một”.

+ Người quản tượng chăm sóc, vỗ về, coi voi như anh em trong nhà.

+ Khi voi từ rừng xa trở lại, ông mừng như trẻ lại, tắm cho nó, trồng riêng bãi mía cho nó và thiết đãi nó những bữa no nê.

+ Dân làng nô nức đón nó từ đầu làng, lũ trẻ kéo đến xúm xít dưới chân voi, các bô lão đem đến cho nó đủ thứ quà.

=> Người quản tượng và dân làng đã xem con voi giống như người thân của họ, hiểu tâm tính của voi, tôn trọng, yêu quý voi. Họ trông mong, chờ đợi con voi về thăm làng, háo hức, tưng bừng chào đón con voi như đón người thân đi xa trở về.

Câu hỏi 3: Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên?

Gợi ý trả lời:

– HS chia sẻ tự do những suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên dựa trên trải nghiệm cá nhân.

– Có thể tham khảo các ý kiến:

+ Qua đoạn trích, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống.

+ Mẹ Thiên nhiên tạo hóa thật kỳ diệu, giữa con người và loài vật hay giữa con người và cỏ cây hoa lá đều có những mối liên hệ riêng. Chỉ có điều con người chúng ta có đủ tinh tế, đủ tình cảm để nhận ra những điều đó hay không…

5/5 (1 bình chọn)