Hình ảnh người lính, tình yêu đất nước, sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương,… Tất cả tạo nên Khúc nhạc tâm hồn mang đến cho mỗi chúng ta nhiều cảm xúc quý giá. Trong phần nói nghe bài hai chương trình Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống, HVCTP cùng các bạn chia sẻ những suy nghĩ của mình về một vấn đề đời sống được gợi ra từ những tác phẩm ấy.
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị bài nói
– Lựa chọn đề tài: HS lựa chọn những chủ đề được đề cập đến trong hai VB đọc chính như hình ảnh người lính, tình yêu đất nước, sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương,… HS cũng có thể nói về lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng, về những đổi thay của cuộc sống hôm nay, dựa trên những bài thơ đã học trong bài 2 và những hiểu biết từ những nguồn tài liệu khác cũng như từ đời sống thực tế.
– Lập dàn ý bài nói: HS tham khảo dàn ý trong SGK hoặc lập dàn ý chung:
+ Giới thiệu khái quát về vấn đề em định trình bày cùng ấn tượng chung của em.
+ Nêu những biểu hiện cụ thể của vấn để và suy nghĩ của em.
+ Khái quát lại suy nghĩ của em, rút ra thông điệp, bài học từ vấn đề.
b. Tập luyện
2. Thực hành luyện nói
a. Trình bày bài nói
– Lưu ý: Trình bày đầy đủ, mạch lạc những nội dung chính đã chuẩn bị, kết hợp đọc diễn cảm những đoạn thơ cần thiết, điều chỉnh giọng nói (âm lượng, tốc độ, sắc thái biểu cảm) phù hợp với nội dung trình bày, kết hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… diễn tả cảm xúc, chú ý tương tác với người nghe, trình bày bài nói trong thời gian quy định.
b. Nhận xét, đánh giá
Gợi ý phiếu nhận xét hoạt động nói:
Các nội dung nhận xét | Các yêu cầu | Có | Không |
Nội dung bài nói | Giới thiệu chung về vấn để | ||
Nêu những suy nghĩ về các khía cạnh khác nhau của vấn đề | |||
Khái quát lại suy nghĩ về vấn để | |||
Hình thức trình bày | Tốc độ nói vừa phải | ||
Âm lượng vừa đủ | |||
Giọng nói truyền cảm | |||
Cử chỉ, dáng điệu đúng mực | |||
Tương tác với người nghe phù hợp |
3. Trao đổi về bài nói
HS dựa vào gợi ý trong SGK để trao đổi với bạn.
4. Một số dàn ý tham khảo
a. Tình yêu đất nước
– Khái quát về tình yêu đất nước (Tình yêu quê hương đất nước là gì? Có những tác phẩm nào viết về tình yêu quê hương đất nước ấn tượng với em?).
– Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước:
+ Trong chiến tranh (liên hệ tới hình ảnh người lính, tình yêu đất nước cao đẹp của họ, sự hi sinh vì tổ quốc…).
+ Trong thời bình (Những cống hiến cho đất nước, cùng xây dựng phát triển đất nước, đoàn kết chống dịch bệnh…).
– Suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc thể hiện giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
b. Sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình và tình yêu quê hương
– Khẳng định: Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, là bến đỗ bình yên cho mỗi con người.
– Nêu những biểu hiện:
+ Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta, ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ, khôn lớn, trưởng thành.
+ Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta nơi ấy có người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỉ niệm ngày ấu thơ cùng bạn bè, có những ngày cắp sách đến trường…
+ Gia đình và quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội yêu thương.
– Suy nghĩ của em về tình yêu gia đình và quê hương đất nước, bài học rút ra cho bản thân.
c. Lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội, cho đất nước một cách thầm lặng
– Những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội, cho đất nước một cách thầm lặng, họ là ai (các chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi, các y bác sĩ, nhà giáo, những người công nhân, bảo vệ…).
– Nêu những việc làm cụ thể của họ, những cống hiến một cách thầm lặng cho xã hội, cho đất nước. Chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với họ ra sao? (nêu cụ thể những việc làm mà chúng ta, em đã thể hiện lòng biết ơn ấy).
– Suy nghĩ của em về những người anh hùng trong thời bình ấy, rút ra bài học về trách nhiệm của giới trẻ trong việc thể hiện lòng biết ơn, bài học về những hi sinh dành cho đất nước, xã hội.
Xem thêm các bài soạn khác của Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn
1. Soạn bài Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm).
2. Soạn bài Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo).
3. Soạn bài Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư).
4. Soạn bài VB thực hành đọc: Chiều sông Thương (Hữu Thỉnh).
5. Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ.