Soạn văn 7 – Văn bản thực hành đọc: Chiều sông Thương (Hữu Thỉnh)

Viết về quê hương và tình yêu quê hương, Chiều sông Thương của nhà thơ Hữu Thỉnh thu hút người đọc bởi nét độc đáo, mới lạ. Thể thơ năm chữ biến tấu linh hoạt trong lời thơ thanh nhẹ, giàu nhạc điệu khiến người đọc bâng khuâng, mênh mang. Cùng HVCTP tìm hiểu nét độc đáo của bài thơ thuộc chủ đề Khúc nhạc tâm hồn (Sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống).

chiều sông thương

1. Những nét đặc sắc về nghệ thuật

Thể thơ Năm chữ (các câu thơ liền mạch, không dấu ngắt)
Nhịp thơ 2/3
Gieo vần Vần chân (ngõ-họ, hái-nói, Hạ-quả, nổi-mới…)
Từ ngữ hình ảnh – Từ ngữ: giàu vần điệu nhạc điệu, giàu giá trị biểu đạt (dùng dằng, sếnh sang, dò, rủ bóng…)

– Hình ảnh gần gũi, dân dã giàu sức gợi cảm, đẹp, trong sáng (hoa Quan họ, đám mây…rủ bóng, nước màu…chảy ngoan, mạ thò lá mới, hạt phù sa, nắng thu trải đầy…)

Biện pháp tu từ Ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê, điệp từ

2. Vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông

– Hình ảnh dòng sông: nước vẫn nước đôi dòng, nước màu đang chảy ngoan/giữa lòng mương máng nổi, sông màu nâu, sông màu biếc, nắng thu trải đầy

– Cảnh vật: hoa Quan họ nở tím bên sông, chiều lưỡi hái, đám mây rủ bóng, mạ thò lá mới, lớp bùn sếnh sang, trăng non múi bưởi, bên cầu nghé đợi.

=> Sông Thương chiều buồn thơ mộng, êm đềm. Hình ảnh con sông gần gũi, mang sắc màu riêng biệt. Cảnh vật tươi đẹp, êm đềm, thơ mộng, đầy sức sống vươn lên của quê nhà được cảm nhận với bao tình thương mến và hy vọng dào dạt. Một bức tranh miền quê dân dã, thanh bình nhưng cũng thật sinh động, căng tràn sức sống.

3. Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về sông Thương, về quê hương quan họ

– HS chú ý những từ ngữ, chi tiết: dùng dằng, những gì ta gửi gắm / sắp vàng hoe bốn bên, ôi con sông màu nâu, ôi con sông màu biếc kết hợp với cách tác giả miêu tả dòng sông quê lúc chiều buông, những hình ảnh được thể hiện chân thực, gần gũi.

– Bài thơ thể niềm vui sướng dạt dào, niềm tự hào của tác giả, người con xa quê nay trở về chứng kiến quê nhà đang thay đổi dạt dào sức sống. Nhà thơ thầm biết ơn dòng sông Thương đã mang đến những điều kì diệu cho quê hương mình. Đồng thời thể hiện tình yêu, lòng tự hào của nhà thơ về sông Thương, về quê hương quan họ, đất nước.

5/5 (1 bình chọn)