Soạn văn 7 bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Tình yêu bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, bình dị. Có thể là một buổi chiều mưa bên hiên nhà cùng mẹ làm bánh, một sáng trong lành thức giấc cùng bố ra vườn khám phá thế giới loài cây, khuya về sà vào lòng bà êm đềm trong những câu chuyện “ngày xửa, ngày xưa…”. Tình yêu, cũng có thể là món quà bất ngờ từ người bạn thân, là một lần sẻ chia với những hoàn cảnh đặc biệt… Tình yêu thương trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần cùng giản đơn và bình dị như thế. Cùng HVCTP khám phá tác phẩm mở đầu bài Cội nguồn yêu thương chương trình Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống nhé!

mã giảm giá lazada

vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

1. Trước khi đọc

Câu hỏi 1: Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng những cách nào?

Gợi ý:

– HS nêu một số loài hoa quen thuộc hoặc các em được tìm hiểu qua sách báo, truyền hình… VD: Hoa hồng, hoa cúc, hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa mười giờ, hoa mai, hoa đào…

– Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng những cách: dựa vào màu sắc, hình dáng, mùi hương đặc trưng của hoa…

Câu hỏi 2: Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?

Gợi ý:

– HS dựa vào ý nghĩa của các từ ngữ được thể hiện trong nhan đề: Vừa nhắm mắt-vừa mở cửa sổ (hai hành động được thực hiện cùng một lúc).

– Dựa vào các cụm từ để hình dung: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi lên một khung cảnh thơ mộng trước mắt ta, hình ảnh nhân vật mở cửa ra, nhắm mắt để tận hưởng món quà thiên nhiên ban tặng, để hòa quyện tâm hồn mình vào thiên nhiên.

2. Trong khi đọc

Theo dõi: Những chi tiết trong lời kể về “bố” của nhân vật tôi

Gợi ý:

– HS đọc kỹ văn bản và gạch chân dưới các chi tiết nhân vật tôi kể về bố.

– Chú ý các chi tiết: Bố trồng nhiều hoa, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới, bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ, bố hay bảo tôi nhắm mắt lại, tôi nói sai nhưng bố nói không sao cả, bố cười khà khà, bố tôi bơi giỏi lắm…)

Theo dõi: Lời nói, cử chỉ, hành động của các nhân vật

– HS chú ý những đoạn hội thoại của hai bố con, gạch chân dưới những câu văn miêu tả hành động của hai nhân vật. (Bố hướng dẫn con nhắm mắt đoán tên các loài hoa, chơi các trò chơi

Suy luận: Vì sao nhân vật “tôi” có thể giúp bố cứu được bạn Tí?

Gợi ý:

– HS chú ý chi tiết bố cho nhân vật “tôi” chơi trò nhắm mắt đoán tên loài hoa, nhắm mắt đoán đồ vật, nhắm mắt đoán khoảng cách nhờ vào cách phát hiện âm thanh và chi tiết nhân vật “tôi” phán về tiếng hét bất ngờ “cách đây khoảng ba chục mét” để suy luận.

– Nhân vật “tôi” có thể giúp bố cức được bạn Tí nhờ vào khả năng “lắng nghe âm thanh tài tình”. Cậu đã phát hiện chính xác vị trí của Tí khi nghe thấy tiếng hét.

Suy luận: Vì sao nhân vật “tôi” thích gọi tên bạn Tí và bố?

Gợi ý:

– HS đọc kĩ đoạn văn “Ở trường… nghe âm thanh” để suy luận.

– Vì theo lời bố, mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu, người càng thân với mình thì âm thanh càng tuyệt diệu hơn. Với nhân vật tôi, bố và Tí là hai người thân nhất. Và nhân vật “tôi” gọi tên của hai người ấy chỉ để nghe âm thanh tuyệt diệu ấy.

Theo dõi: Cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe bố giảng giải về những món quà.

Gợi ý:

– HS đọc đoạn văn “Tôi đi nhẹ ra vườn… món quà này bự quá!” để thấy được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật tôi.

– Lắng nghe từng lời bố nói, hứng thú với “món quà” và hào hứng trải nghiệm nó.

Theo dõi: Điều bí mật nhân vật “tôi” muốn chia sẻ là gì?

– HS đọc đoạn văn “Bạn hãy tưởng tượng… an toàn và thơm ngát” để phát hiện điều bí mật ấy là gì.

– Nhân vật tôi chia sẻ về “con mắt thần nằm ở mũi”, giúp “tôi” biết được trong khu vườn loài hoa nào đang nở, biết được khách quen hay lạ và khoảng cách tới họ là bao nhiêu. Và khi bước vào khu vườn, những bông hoa sẽ là “người đưa đường” giúp bạn không bị lạc.

3. Sau khi đọc

Câu hỏi 1: Nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn?

Gợi ý:

– HS theo dõi đoạn văn nhân vật “tôi” kể ở trang 59 và phần đầu trang 60, 62 để phát hiện bố dạy nhân vật “tôi” cách “nhìn” đặc biệt để nhận ra những bông hoa trong vườn.

– Cụ thể: Nhân vật “tôi” được bố dạy cho cách nhận ra những bông hoa trong vườn không phải bằng mắt mà bằng cảm giác của đôi bàn tay và bằng cách ngửi mùi hương của hoa.

Câu hỏi 2: Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?

Gợi ý:

– HS xác định: Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật “tôi”.

– Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật “tôi”.

– Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy vừa có tác dụng miêu tả tính cách của nhân vật người bố vừa thể hiện được tình cảm của nhân vật “tôi”.

Câu hỏi 3: Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó.

Gợi ý:

– HS dựa vào lời kể của nhân vật “tôi” để tìm ra những chi tiết nhân vật “tôi” kể về bố (lời nói, hành động, cử chỉ) để cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố.

Những chi tiết Thể hiện tính cách
– Yêu cầu con nhắm mắt và chạm tay vào những bông hoa và đoán xem đó là loài hoa gì, Yêu cầu con ngửi hương thơm và đoán các loài hoa, Đố con tìm viên kẹo, đoán khoảng cách…

– Những cử chỉ thân mật, trò chuyện vui vẻ với con (Bố giả vờ nghi ngờ, bố cười xòa).

Một giấc ngủ của tôi cũng là món quà, cả con người tôi đều là món quà của bố.

– Kiên nhẫn dạy con cách cảm nhận về vẻ đẹp và sự sống trong khu vườn.

– Gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con như một người bạn thân thiết.

– Coi con là “món quà” quý giá nhất của cuộc đời,…

Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi… Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì nó, bố ăn. – Yêu thương Tí, trân trọng đón nhận món quà đơn sơ của Tí,…
– Bố trồng nhiều hoa, đoán tên được nhiều loài hoa. – Thích trồng hoa, luôn chăm sóc và biết lắng nghe “tiếng nói” của khu vườn, nhịp sống của thiên nhiên,…
– Bố nói “mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu”.

– Bố chia sẻ “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”.

– Một người tinh tế, sâu sắc và hiểu biết phong phú.
Nhận xét chung: nhân vật người bố là một người rất yêu thương con, luôn quan tâm, gần gũi với con và có tầm hồn phong phú, sâu sắc, có trái tim nhân hậu.

Câu hỏi 4: Vì sao nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu?

Gợi ý:

– HS chú ý chi tiết: Nhân vật “tôi” chỉ lắng nghe tiếng bước chân mà vẫn cảm nhận được chính xác bố đang cách xa tôi bao nhiêu mét.

– Nhân vật “tôi” nghe được tiếng kêu cứu của bạn Tí vì em đã “nhắm mắt” để lắng nghe và cảm nhận về thế giới xung quanh. Nhờ luyện tập, em có thể nghe âm thanh mà đoán được nó vang lên từ đâu, ở khoảng cách như thế nào.

Câu hỏi 5: Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố và bạn Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật “tôi”?

Gợi ý:

– HS liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc suy nghĩ của “tôi” về bố và Tí để thấy được tính cách của nhân vật.

Những chi tiết tiêu biểu Tính cách của nhân vật “tôi”
– Bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn.

– Bố là món quà “bự” nhất của “tôi”.

– Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm.

– Bố tôi bơi giỏi lắm.

– Tôi thấy tên nó đẹp hơn mọi tên, âm thanh du dương như một bài hát.

Yêu quý, gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn.

Tự hào về bố.

– Coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con.

– Thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,…

– Tí trèo cây giỏi lắm.

– Trong sáng, sống tình cảm.

– Biết quý trọng những người xung quanh mình.

Nhận xét chung: Nhân vật “tôi” là một đứa trẻ ngoan ngoãn, trong sáng, tinh tế, rất giàu tình yêu thương.

Câu hỏi 6: Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” gì?

Gợi ý:

– HS đọc lại phần cuối của đoạn trích (từ Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương… đến hết), tìm một số chi tiết miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi chợt hiểu khu vườn nói gì.

– Đó là tiếng những bước chân, là mùi hương của những loài hoa đang nở trong khu vườn. Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” không chỉ thấy những bông hoa thơm hơn mà còn “nhìn” thấy nguyên cả khu vườn, cả bông hồng ngay trong đêm tối,… => Những “bí mật” ấy đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu có tâm hồn của nhân vật “tôi”.

Câu hỏi 7: Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà” không? Vì sao?

Gợi ý:

– HS đọc lại và phân tích để hiểu rõ lời của nhân vật người bố nói về món quà.

– Lý giải những điều nhân vật người bố nói về món quà:

+ Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó => Vẻ đẹp của món quà không nằm ở giá trị vật chất, cách trao tặng và đón nhận một món quà thể hiện con người chúng ta, chính tình cảm yêu thương chân thành khiến cho món quà trở nên quý giá,…

+ Thông điệp được gửi gắm trong quan niệm này: Cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình.

– Từ đó HS khẳng định ý kiến của mình.

4. Viết kết nối với đọc

Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một “món quà” em đặc biệt yêu thích.

Gợi ý:

– HS tìm ý cho đoạn văn bằng một số câu hỏi gợi ý: Đó là món quà của ai? Em nhận được khi nào? Điều gì khiến em đặc biệt yêu thích món quà đó? Món quà đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?

Đoạn văn tham khảo:

Đã bao giờ bạn được nhận một món quà thật đặc biệt? Nó khiến mình bất ngờ, hạnh phúc và trân quý. Tôi cũng đã từng trải qua cảm giác ấy, đó là vào dịp sinh nhật năm tôi mười tuổi. Mấy năm ba thường đi công tác xa, nên chưa có sinh nhật nào tôi đón cùng ba. Năm ấy ba hứa sẽ về khiến tôi háo hức vô cùng. Sự mong ngóng, đợi chờ hằng ngày, hằng giờ của tôi thế mà chẳng được đền đáp khi sát giờ tổ chức bữa tiệc, mẹ vẫn lắc đầu ý rằng “Ba vẫn không liên lạc được!”. Tôi cảm thấy hụt hẫng, nhưng xung quanh tôi bạn bè đều đông đủ, bữa tiệc mẹ chuẩn bị thật hoành tráng. Tôi tự an ủi rằng “Thôi, ba vì công việc nên không sao cả!” nhưng vẫn thấy không vui. Bỗng, cổng nhà vang tiếng chuông, tôi chạy ào ra cửa. Trước mặt tôi là ba và nụ cười ấm áp “Chúc mừng sinh nhật con gái của ba!”. Bất ngờ và hạnh phúc khiến tôi òa lên nức nở. Với tôi, được cùng ba thổi nến là món quà đặc biệt nhất trong ngày sinh nhật của mình!

5/5 (1 bình chọn)