Cổ tích với thế giới của bà Tiên, ông Bụt, cô bé Lọ Lem, công chúa Bạch Tuyết, chú lính chì, nàng tiên cá,… luôn cuốn hút trẻ thơ bởi cái trong veo, thiện lành. Nơi ấy, trẻ thơ đắm mình trong những giấc mơ, những ước muốn được biến thành hiện thực. Câu chuyện về chú lính chì dũng cảm là một trong số những bức tranh tuổi thơ khiến ta chan hòa, ấm áp hơn. Kết nối chủ điểm bài học Những góc nhìn văn chương sẽ đưa ta đến với Bức thư được viết gửi tới những chú lính chì ấy. Qua góc nhìn của độc giả nhí, không biết cảm xúc ấy được thể hiện ra sao? Cùng HVCTP khám phá bức thư nhé!
Câu hỏi 1: Tác giả bức thư đã bày tỏ tình cảm gì với nhân vật chú lính chì dũng cảm?
Gợi ý trả lời:
– HS chú ý những câu văn, từ ngữ:
Gửi chú lính chì bé nhỏ yêu quý của tôi!
Câu chuyện về chú luôn chân thực và có ý nghĩa biết nhường nào.
Chú không hề lùi bước trước bất kì mối đe dọa nào.
Chào tạm biệt chú lính chì bé nhỏ.
Gửi tặng chú hoa và nụ hôn của tình yêu.
=> Tác giả của bức thư đã dành tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, trân trọng cho nhân vật chú lính chì dũng cảm: Một chú lính chì có trái tim ấm áp, bản lĩnh dũng cảm luôn sẵn sàng đối mặt và vượt qua mọi hiểm nguy, gợi lên những suy ngẫm sâu sắc về nhân vật chú lính chì.
Câu hỏi 2: Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học gì?
Gợi ý trả lời:
Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học về cái nhìn thực tế về hiện thực trong cuộc sống đầy rẫy khó khăn mà không phải lúc nào cũng có cái kết như ta mong muốn. Đứng trước những thử thách của cuộc sống, hãy chấp nhận và đối mặt với nó, bởi khi đó bạn sẽ có thể được có những thành quả của thành công, vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp vốn thuộc về mình.
Câu hỏi 3: Tác giả bức thư suy nghĩ như thế nào về kết thúc không có hậu của truyện Chú lính chì dũng cảm? Em có đồng ý với điều đó không?
Gợi ý trả lời:
– Tác giả của bức thư đã cảm ơn nhà văn An-đéc-xen vì ông đã không viết cái kết có hậu cho truyện “Chú lính chì dũng cảm” vì:
+ Theo tác giả của bức thư: Trẻ em chúng ta đang sống trong thế giới thực chứ không phải cổ tích, một thế giới thực vẫn tồn tại chiến tranh, đau thương, tệ nạn ma túy, đói nghèo,…
+ Kết thúc không có hậu của An-đéc-xen sẽ giúp mọi người nhìn nhận được những mặt trái của cuộc sống thực. Từ đó, chúng ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề có hiệu quả và xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn.
– Việc để truyện có cái kết không có hậu là điều hợp lí vì sẽ truyền tải được dụng ý của nhà văn đến với người đọc.
Câu hỏi 4: Hãy giới thiệu với bạn các bạn một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Gợi ý trả lời:
– HS có thể giới thiệu về một số nhân vật như: Cô bé bán diêm (Truyện ngắn cùng tên của nhà văn An-đéc-xen), Giôn-xi hoặc cụ Bơ-mơn (Chiếc lá cuối cùng-O Hen-ry), Dế Mèn (Dế mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài), Thánh Gióng, Em bé thông minh, lão Hạc (Truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao)…
– Bài viết tham khảo:
Văn học với vô vàn những cái tên ấn tượng đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Họ cũng là những mảnh đời, những con người được nhà văn khoác lên mình những số phận, tính cách. Trong số những nhân vật ấn tượng ấy, có lẽ cô gái Giôn-xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ry là một cái tên đáng nhớ. Cô là họa sĩ trẻ với bao ước mơ, hoài bão đẹp. Cô với tuổi trẻ mộng mơ, với khát khao được một lần đặt chân đến và dùng ngòi bút của mình vẽ bức họa về vịnh Na-plơ. Nhưng cuộc đời nghèo khổ và tấn bi kịch về căn bệnh sưng phổi đã dập tắt những ước mơ ấy. Cô đánh đổi cuộc sống của mình cho chiếc lá thường xuân còn sót lại trên cây, cô trao sự sống cho may rủi. Đọc câu chuyện, hẳn ai cũng cảm thấy vô cùng đáng thương cho cô gái trẻ tội nghiệp, cũng có người cảm thấy cô gái thật yếu đuối, đáng trách. Nhưng cuộc sống mà, làm sao có thể mảnh mai chiến đấu lại với sự nghèo đói và tử thần? Cô đã gán sự sống của mình vào chiếc lá, nghĩa là cô vẫn còn một chút hi vọng. Cô hi vọng được sống, cô hi vọng cuộc đời này sẽ nhân ái rộng lượng cho cô một tia sống cuối cùng. Và cuộc đời đã đưa đẩy cụ Bơ-mơn đến để mang ánh sáng cho cuộc đời cô. Cuối cùng, nhờ nỗ lực của bản thân, nhờ sự hi sinh của cụ Bơ-mơn, cô gái Giôn-xi đã hồi sinh. Như một trò đùa của tạo hóa, sinh mạng đổi lấy sinh mạng, nhưng sao người đọc cảm thấy thật ấm áp giữa tuyết trời Oa-sinh-tơn năm ấy!
Xem thêm các bài soạn khác của Bài 3: Những góc nhìn văn chương
1. Soạn bài Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian (Theo Trần Thị An).
2. Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Theo Hoàng Tiến Tựu).
3. Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm (Li-xơ bớt Đao-mon-tơ).
4. Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Từ Hán Việt.
6. Soạn bài Viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học.
7. Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi.
8. Ôn tập bài 3.