Soạn văn 7 – Củng cố, mở rộng bài 2

Thơ ca luôn mang đến cho tâm hồn những nét tươi mới, nhưng cũng không quên khắc sâu trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai về tình yêu, nỗi nhớ, những kí ức mà đôi lúc ta một lần chạm quên. Khúc nhạc tâm hồn chương trình Ngữ văn 7 Kết nối tri thức và cuộc sống khép lại, hẳn sẽ mang đến cho mỗi chúng ta nhiều ấn tượng khó phai về những ý nghĩa gieo vào lòng và giúp ta khám phá thêm một số tri thức độc đáo của tiếng Việt. Phần củng cố, mở rộng nhằm tổng kết lại các nội dung chúng mình đã tìm hiểu, cùng HVCTP thực hiện nhé!

mã giảm giá lazada

Củng cố, mở rộng bài 2

Câu hỏi 1: Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về đặc điểm của hai bài thơ Đồng dao mùa xuân, Gặp lá cơm nếp:

Bài thơ Nội dung chính Đặc điểm nghệ thuật
Thể thơ Vần Nhịp Hình ảnh Biện pháp tu từ
 
 

Gợi ý:

 Bài thơ Nội dung chính Đặc điểm nghệ thuật
Thể thơ Vần Nhịp Hình ảnh Biện pháp tu từ
Đồng dao mùa xuân Bài thơ khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của người lính đã tham gia chiến đấu, hi sinh tuổi xuân của mình cho đất nước, dân tộc. 4 chữ Vần cách 2/2, 1/3 Thân quen, gần gũi, gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng về người lính trẻ. Nói giảm nói tránh, nhân hóa, điệp ngữ.

 

Gặp lá cơm nếp Hương vị của lá cơm nếp mà người lính bắt gặp trên đường ra trận đã gợi cho anh nhớ bát xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng, từ đó nhớ đến hình ảnh thân thương của người mẹ bên bếp lửa đang nấu xôi. Càng nhớ thương mẹ, anh càng yêu hơn quê hương mình. 5 chữ Vần liền 2/3, 1/4, 3/2 Gần gũi, thân thuộc, bình dị, gợi lên những tình cảm quê hương, gia đình cao đẹp. So sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu hỏi 2: Nhà thơ Thế Lữ từng viết “Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu” (Cây đàn muôn điệu). Qua những văn bản thơ được học trong bài này, theo em, người đọc có thể nghe được những điệu đàn nào của tâm hồn con người?

Gợi ý:

– HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Thơ có mối liên hệ như thế nào với âm nhạc?

+ Hình ảnh cây đàn muôn điệu gợi em liên tưởng tới điều gì?

+ Tại sao nhà thơ lại nhận định: “Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu”?

+ Những bài thơ trong bài học này gợi lên những âm điệu (tình cảm, cảm xúc) gì của tâm hồn con người?

– Cụ thể:

Thơ ca và âm nhạc có mối liên hệ đặc biệt, trong thơ có nhạc, trong nhạc có thơ. Ngôn ngữ thơ ca rất giàu nhạc điệu, và nhạc cũng thấy trong thơ có mầm mống của mình nên thường dùng thơ để phổ nhạc. Bởi vậy, khi Thế Lữ viết “Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu”, ta sẽ liên tưởng đến cây đàn muôn điệu là một cây đàn có nốt trầm nốt bổng vì thế một bản đàn sẽ có khúc thăng hoa, khúc trầm lặng, khúc hạnh phúc, khúc đau khổ.

Nhà thơ nhận định như vậy là vì với thể loại thơ, ông sẽ thỏa sức sáng tác, vẽ nên những trang cảm xúc dồi dào, tấu lên những khúc nhạc với đầy đủ các cung bậc cảm xúc của con người (buồn, vui, hạnh phúc, đau khổ, tình yêu, sự thương hại…). Đồng dao mùa xuân, Gặp lá cơm nếp được xem là những Khúc nhạc tâm hồn đã gợi lên những âm điệu cuộc sống, âm điệu của tình yêu quê hương đất nước và bồi đắp trong lòng mỗi bạn đọc tình yêu tha thiết, lòng biết ơn chân thành, cả tình yêu vĩ đại thiêng liêng.

5/5 (1 bình chọn)