Soạn văn 7 – Củng cố, mở rộng bài 3

Chủ đề Cội nguồn yêu thương sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống mang ta đến với những nét đẹp yêu thương, đó là tình yêu thiên nhiên, con người, loài vật… Đó là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta trở nên bình yên, hạnh phúc. Để tổng kết lại những nội dung kiến thức đã được tìm hiểu trong bài này, HocVanCoTruongPhuong cùng bạn đến với phần củng cố mở rộng.

mã giảm giá lazada

củng cố mở rộng bài 3

Câu hỏi 1: Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và ghi lại một chi tiết mà em cho là tiêu biểu, đáng nhớ nhất về từng nhân vật trong các văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Người thầy đầu tiên. Giải thích ngắn gọn lý do lựa chọn.

Văn bản Nhân vật Chi tiết tiêu biểu Lí do lựa chọn
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Nhân vật “tôi”
Nhân vật người bố
Người thầy đầu tiên Nhân vật thầy Đuy-sen
Nhân vật An-tư-nai

Gợi ý:

– HS đọc lại các văn bản đã học, liệt kê chi tiết tiêu biểu liên quan đến các nhân vật, (chi tiết em cảm thấy ấn tượng) và giải thích.

Văn bản Nhân vật Chi tiết tiêu biểu Lí do lựa chọn
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Nhân vật “tôi” – Nhờ và khả năng “lắng nghe âm thanh tài tình”, nhân vật “tôi” đã giúp bố cứu được bạn Tí.

– Nhân vật tôi chia sẻ về “con mắt thần nằm ở mũi”.

– Không phải ngẫu nhiên mà nhân vật “tôi” có được khả năng tài tình ấy, đó là nhờ sự chỉ dạy của bố, và lòng kiên trì của chính cậu bé.

– Nhân vật “tôi” đã đúc kết được những bài học bố dạy thành kinh nghiệm sống. Nó thể hiện được tình yêu thiên nhiên và tài năng của nhân vật.

Nhân vật người bố – Yêu cầu con nhắm mắt và chạm tay vào những bông hoa và đoán xem đó là loài hoa gì; Yêu cầu con ngửi hương thơm và đoán các loài hoa; Đố con tìm viên kẹo, đoán khoảng cách….

– Bố chia sẻ “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”

– Đó là một người bố rất kiên nhẫn trong cách dạy con, hiểu biết phong phú và am hiểu sâu sắc về thiên nhiên.

– Bố là một người tinh tế, sâu sắc và hiểu biết phong phú. Đây cũng là bài học quý giá về cách cho nhận, thể hiện tình yêu thương của bố.

Người thầy đầu tiên Nhân vật thầy Đuy-sen – Một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò – Thầy là một người đưa đường rất nhiệt huyết, tận tâm, không quản ngại khó khăn vất vả, chỉ mong những đứa trẻ được đến trường, được thực hiện ước mơ.
Nhân vật An-tư-nai Cô bé đã giúp thầy công việc ở con suối, muốn thầy chính là anh của mình và học tập rất chăm chỉ. – An-tư-nai đã thể hiện sự kính trọng, tình yêu thương dành cho thầy. Và quan trọng hơn cả là ý chí vượt lên số phận bằng con đường học tập chăm chỉ.

Câu hỏi 2: Chọn một nhân vật văn học em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả nhân vật (kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin như gợi ý).

Hồ sơ nhân vật:…

Cách miêu tả nhân vật Chi tiết trong tác phẩm
Ngoại hình
Hành động
Ngôn ngữ
Nội tâm
Mối quan hệ với các nhân vật khác
Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

b. Từ bảng đã hoàn thành, hãy chỉ ra đặc điểm của nhân vật.

Gợi ý:

Hồ sơ nhân vật: Thầy Đuy-sen

Cách miêu tả nhân vật Chi tiết trong tác phẩm Suy luận của em về nhân vật
Ngoại hình – một người đã luống tuổi, vóc cao lớn, dáng xương xương, có đôi mày quăn rậm (Thầy Đuy-sen lúc về già).

– anh thanh niên xanh xao mặc áo khoác đen.

– Đuysen từ trong cửa bước ra, người bê bết đất.

– …

– Thầy Đuy-sen trong kí ức của những đứa trẻ là một thanh niên trẻ trung, hoạt bát.
Hành động – Đang phát biểu trước đám người đi bộ và cưỡi ngựa tập hợp xung quanh.

– Mặt Đuysen nhợt hẳn đi. Anh run run đưa tay lên tháo móc gài áo khoác ra, móc túi áo trong lấy ra một tờ giấy gấp tư và vội vã mở ra, giơ cao lên quá đầu.

– Anh thét lên hai tiếng “nói đi” bằng một giọng giận dữ rung lên sang sảng, nghe hùng dũng như một viên đạn xé tan cảnh ấm cúng của bầu không khí tĩnh mịch trời thu và như một tiếng nổ, giọng anh vang dội thành một tiếng vọng ngắn trong vách núi.

– Anh đang lội sang bờ bên kia, tay cầm xẻng, cuốc, rìu và một chiếc thùng cũ.

– Từ hôm ấy sáng nào cũng thấy Đuysen mặc chiếc áo đen lủi thủi theo con đường mòn leo lên đồi tới chỗ chuồng ngựa bỏ hoang. Và đến tối mịt mới trở xuống về làng. Chúng tôi thường thấy anh mang một bó củi hay một bó rạ khô lớn trên lưng.

– Trông thấy chúng tôi, anh ngẩn người ra một lát, nhưng rồi lại mỉm cười niềm nở, lấy tay quệt mồ hôi trên mặt.

– Cúi xuống sát từng học sinh một, thầy chỉ bảo từng cách cầm bút chì, rồi về sau lại say sưa giảng cho chúng tôi những chữ khó.

– thầy Đuysen đã bế các em qua suối. Lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế thầy lần lượt đưa hết các em sang.

– Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu

– …

– Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng.
– Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em.
Ngôn ngữ – Như vậy là đoàn Komxômôn cử tôi về đây dạy con trẻ bà con. Nhưng muốn dạy thì phải có chỗ mà dạy. Tôi định làm nhà trường, cố nhiên là với sự giúp đỡ của bà con, ở chỗ chuồng ngựa cũ trên đồi kia. Bà con nghĩ sao?

– Anh hét ầm cả làng là “Tôi sẽ mở trường!”.

– Những cái bao kia to hơn cả người các em đấy. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi. Ta vừa đắp một thứ lò sưởi ở góc nhà và bắc cả ống khói trên mái, các em thử nhìn xem! Giờ chỉ còn phải trữ sẵn củi để sưởi trong mùa đông nữa thôi, nhưng không sao, chung quanh thiếu gì củi khô. Dưới nền nhà ta sẽ trải rơm thật nhiều, thế là có bắt đầu học được rồi. Thế nào, các em thích học không, các em sẽ đi học chứ?

– Thầy Đuy-sen ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

– Các em cứ gọi ta là thầy. Các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả.

– Thầy sẽ dạy các em biết đọc, biết đếm, hướng dẫn các em viết chữ cái, chữ số.

– …

– Thầy Đuysen là hình tượng của người lính cách mạng thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn, những người đã quên thân mình vì sự nghiệp chung, vì tương lai của đất nước. Thầy đến ngôi làng hẻo lánh đó và kiên nhẫn thuyết phục, kiên nhẫn đấu tranh để cho thế hệ trẻ ở đó thoát khỏi sự tăm tối của những định kiến cổ hủ, lạc hậu.

– Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Nội tâm – Thầy thở dài ân hận như người có lỗi – thầy thấy ngượng với chúng tôi.

– …

– Là một người thầy tận tâm.
Mối quan hệ với các nhân vật khác – Nhân vật Đuy-sen từ một đoàn viên, trở thành thầy giáo, người mở đường cho lũ trẻ làng Ku-ku-rêu.

– Về già trở thành người đưa thư.

– …

– Một thanh niên đầy hoài bão, đã chấp nhận hy sinh cuộc sống riêng tư của mình để làm đổi thay một ngôi làng, một vùng đất mà không cần một sự thừa nhận hay trả ơn nào.
Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật – Đuysen mỉm cười hiền từ.

– Đã lâu lắm rồi, Đuysen bấy giờ còn là đoàn viên Komxômôn. Thời ấy, trên đồi có một căn nhà kho của ai bỏ hoang, Đuysen mở trường dạy trẻ ở đấy. Mà nào có ra trường sở gì đâu, chỉ được cái tên thôi. Chao ôi, cái thời buổi ấy cũng hay! Bấy giờ hễ ai nắm nổi bờm ngựa, biết đút chân vào bàn đạp thì làm gì chẳng được. Đuysen cũng vậy. Nghĩ ra cái gì là làm cho được cái ấy. Bây giờ gian nhà chứa ấy chẳng còn lấy được một hòn đá nhỏ, được mỗi một việc còn lại cái tên…”.

– Và tôi không tài nào hình dung ra được con người hiền lành râu rậm ấy trước kia đã có lúc là Komxômôn, mà hơn nữa, điều đáng ngạc nhiên nhất là lại dạy trẻ con học trong khi chính mình cũng chẳng biết được bao nhiêu chữ nghĩa

– Anh thét lên hai tiếng “nói đi” bằng một giọng giận dữ rung lên sang sảng, nghe hùng dũng như một viên đạn xé tan cảnh ấm cúng của bầu không khí tĩnh mịch trời thu và như một tiếng nổ, giọng anh vang dội thành một tiếng vọng ngắn trong vách núi.

– Và quả nhiên thầy đã dạy chúng tôi tất cả những gì thầy biết và trong khi dạy bảo chúng tôi, thầy đã tỏ ra kiên nhẫn lạ thường.

– Đuysen đã đem hết năng lực dạy cho chúng tôi, biết được bao nhiêu, thầy dạy bấy nhiêu, dạy tất cả những gì thầy tự cho là cần thiết theo trực giác… Thầy Đuysen đã lập một chiến công mà không hề biết.

– Tôi cảm thấy trên đời này không có ai học rộng và thông minh hơn thầy Đuysen.

– …

– Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ.

 

Nhận xét về nhân vật thầy Đuy-sen:

Có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha,… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng được đến trường, được thực hiện ước mơ.

5/5 (1 bình chọn)