Xuyên suốt chủ đề Giai điệu đất nước chương trình Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chúng ta đã trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau về vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, hình bóng con người Việt Nam hiền hòa chân chất, cả tình yêu Tổ quốc bao la rộng lớn được gói ghém trong từng lời thơ, câu văn. Qua bài học củng cố mở rộng, TruongPhuong.com hướng dẫn các em tổng kết lại chủ đề này!
Câu hỏi 1: Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền thông tin ngắn gọn về các văn bản theo gợi dẫn:
Mùa xuân nho nhỏ | Gò Me | |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | ||
Biện pháp tu từ nổi bật | ||
Hình ảnh đặc sắc |
Gợi ý:
Mùa xuân nho nhỏ | Gò Me | |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, lạc quan, yêu đời, niềm say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân, ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ: muốn cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé – của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, cho mùa xuân của dân tộc. | Tình yêu của tác giả đối với Gò Me cứ lớn dần và sâu sắc hơn qua năm tháng, từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành. Tình yêu đó thể hiện ở sự gắn bó với quê hương, nỗi nhớ da diết khi phải xa quê và niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương – vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, văn hóa, lịch sử,… |
Biện pháp tu từ nổi bật | So sánh, liệt kê, điệp ngữ. | So sánh, liệt kê, điệp ngữ. |
Hình ảnh đặc sắc | – Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, bình dị (dòng sông, bông hoa, con chim, nốt trầm,…).
– Hình ảnh con người (người cầm súng, người ra đồng) biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời: chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. |
– Cảnh sắc thiên nhiên (Con đê cát đỏ cổ viền, Ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát/ Lúa nàng keo chói rực mặt trời/ Ao làng trăng tắm, mây bơi/ Nước trong như nước mắt người tôi yêu, Me non cong vắt lưỡi liềm/ Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ,…) mang vẻ đẹp nên thơ, xanh mát, một bức tranh quê sinh động, đầy màu sắc với sức sống tràn trề, tươi vui.
– Hình ảnh con người lao động (Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên/ Véo von điệu hát cổ truyền, Chị tôi má đỏ, thẹn thò/ Giã me bên trã canh chua ngọt ngào) chân chất, khỏe khoắn, duyên dáng, yêu đời, gắn bó với quê hương xứ sở,… |
Câu hỏi 2: Tìm đọc thêm một số bài thơ viết về đất nước Việt Nam. Nhận xét về nét độc đáo của một bài thơ mà em yêu thích (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…)
Gợi ý:
– Một số bài thơ về đất nước: Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Quê hương – Tế Hanh, Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi, Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên…
– Nhận xét về nét độc đáo của một bài thơ:
Ví dụ: Bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi).
– Từ ngữ, hình ảnh: Hình ảnh thơ sáng tạo, gợi hình gợi cảm (Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lòa, Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy…). Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc.
– Biện pháp tu từ: Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ.
Xem thêm các bài soạn khác của Bài 4: Giai điệu đất nước
1. Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).
2. Soạn bài Gò Me (trích, Hoàng Tố Nguyên).
3. Soạn bài Bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi (Vũ Quần Phương).
4. Soạn bài VB thực hành đọc: Chiều biên giới (Lò Ngân Sủn).
6. Soạn bài Viết: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.
7. Soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.