Chủ đề Màu sắc trăm miền mang ta đến những vùng đất, đưa ta qua những miền văn hóa độc đáo của đất nước Việt Nam. Mỗi vùng miền mang một nét đặc sắc riêng, nhưng đều để lại trong ta những ấn tượng sâu sắc. Qua đó ta cũng thấy được tất cả tâm tư tình cảm của tác giả gửi gắm trong những đứa con tinh thần của mình. Cùng HocVanCoTruongPhuong tổng kết lại nội dung bài năm chương trình Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Câu hỏi 1: Kẻ bảng vào vở theo mẫu và điền các thông tin về hai văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và Chuyện cơm hến:
Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt | Chuyện cơm hến | |
Thể loại | ||
Những hình ảnh nổi bật | ||
Đặc điểm lời văn | ||
Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả |
Gợi ý trả lời:
Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt | Chuyện cơm hến | |
Thể loại | Tùy bút | Tản văn |
Những hình ảnh nổi bật | – Đầu tháng Giêng: mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình, đất trời mang mang, đường sá không còn lấy lội nữa, cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa,…
– Sau rằm tháng Giêng: đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ, bầu trời đã có những vệt xanh tươi, đã có hoa thiên lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa, nền trời trong có những làn sáng hổng,… đêm xanh biêng biếc, có mưa dày, nhìn rõ từng cánh sếu bay, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ, có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc. – Không gian gia đình: Vẫn còn âm hưởng của Tết: nhang trầm, đèn nến, bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên. – Không gian về cuộc sống bình thường sau Tết: bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh… – Những cảm giác của con người trong tiết trời mùa xuân: nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống, nhựa sống ở trong người căng lên, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, đập mạnh hơn, “sống” lại và thèm khát yêu thương, thấy ai cũng muốn yêu thương, trong lòng như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan, cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa,… – Thiên nhiên cũng tràn đầy sức sống trong mùa xuân: rạo rực nhựa sống trong cảnh mai, gốc đảo. chổi mận ở ngoài vườn, đồi núi chuyền mình, sông hồ rung động, sông xanh, núi tím, máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ,… |
– Những nguyên liệu như ruột hến, cơm nguội, miến, măng khô, rau sống, thịt heo – những thứ đơn giản, dễ kiếm, có thể được tận dụng – trở thành những vị chủ đạo của món cơm hến.
– Những gia vị làm cơm hến cũng rẻ và dễ kiếm như da heo, tóp mỡ (nguyên liệu thừa sau khi chế biến các món ăn hằng ngày), ớt, muối, mè, đậu phộng, ruốc, bánh tráng,… – Người bán cơm hến bán rong trên đường phố, bất cứ ai cũng có thể ăn, người nghèo cũng ăn được vì nó phù hợp với túi tiền của tất cả mọi người. – Món cơm hến có đến 3 loại ớt: ớt tương, ớt màu, ớt dầm mắm. Món này tiêu biểu cho phong cách ăn “cay dễ sợ”, cay “chảy nước mắt” của người Huế. Mặt khác, món cơm hến là kết quả của một nghệ thuật chế biến tỉ mỉ, cẩu kì rất đặc trưng của người Huế. – Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa |
Đặc điểm lời văn | – Bài tùy bút có một số câu văn giống như lời trò chuyện tâm tình: ơi ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ!, Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy, Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến, Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân… | – Cách diễn đạt có tính chất khẩu ngữ, nhất là khẩu ngữ của người Huế: Người Huế thích dùng mướp đắng lúc còn xanh, nấu canh phải duống nồi nước sôi xuống để thả mướp vào mới đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đắng một cách tuyệt vời!, còn bạn nhậu người Quảng đều né hết, vì đắng không chị nổi, Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng “sướng miệng”: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc,… Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp!, nghe tiếng rao cơm hến tôi thấy xúc động tận chân răng,…
– Lời văn ngắn gọn, như lời tâm tình, đang trò chuyện với bạn đọc. |
Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả | – Trong bài văn, tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến rất chân thực, tinh tế, gắn với một tình yêu và trân trọng rất lớn. Qua đó đã tạo nên bức tranh xuân có cảnh đẹp, tình say.
– Hình bóng cái tôi tác giả được thể hiện khá rõ trong bài tùy bút này. Đó là tình yêu của tác giả với thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu với mùa xuân. Tác giả yêu đến nỗi muốn hòa mình vào với mùa xuân, muốn sở hữu cả mùa xuân, đã tự cho mùa xuân là của mình và hơn nữa, tác giả còn phong cho mùa xuân là “thần thánh” – điều rất hiếm khi xuất hiện trong lịch sử loài người. Đó là tình yêu của một người con với mảnh đất quê hương thân thiết, ruột thịt khi xa xứ. |
Tác giả đã bộc lộ sự trân trọng, tự hào về món ăn quê hương, muốn gìn giữ nét đẹp đó. |
Câu hỏi 2: Tìm đọc một số tùy bút và tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực. Chọn trong số đó một số tác phẩm mà em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:
a. Tác phẩm viết về vùng miền hay món ăn cụ thể nào?
b. Tác giả biểu lộ tình cảm, cảm xúc gì?
c. Những từ ngữ nào diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động?
d. Em thấy chi tiết nào thú vị nhất?
Gợi ý trả lời:
– HS tìm đọc một số tùy bút, tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực như:
+ Tùy bút “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân
+ Tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” – Thạch Lam
+ Tập tùy bút “Mùi của ký ức” – Nguyễn Quang Thiều
– Sau đó điền các thông tin vào PHT sau:
Tìm hiểu về tùy bút, tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực
Tác phẩm giới thiệu:……………………………………………………………………. |
|
Tác phẩm viết về | |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | |
Những từ ngữ nào diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động | |
Chi tiết thú vị nhất |
Ví dụ:
Tìm hiểu về tùy bút, tản văn viết về các đề tài cảnh sắc, ẩm thực Tác phẩm giới thiệu: Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam |
|
Tác phẩm viết về | Bài tùy bút viết về cốm- một thứ quà làm từ lúa non rất phổ biến ở miền Bắc. Đặc biệt nơi làm cốm ngon nổi tiếng là cốm làng Vòng (Hà Nội) |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả | Nhà văn đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ… Qua đó ta thấy được lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước, sự trân trọng của tác giả đối với nét đẹp ẩm thực văn hóa dân tộc. |
Những từ ngữ nào diễn tả tình cảm, cảm xúc của tác giả làm em xúc động | Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ…
Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc… trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. |
Chi tiết thú vị nhất | Tác giả đã dành cho Cốm một sự nâng niu, trân trọng, ưu ái đặc biệt khi khuyên các bà mua hàng hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu và vuốt ve, phải nên kính trong cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng, nhẫn nại của thần Lúa. |
Câu hỏi 3: Tìm đọc một số văn bản viết về những nét văn hóa truyền thống ở các vùng miền trên đất nước Việt Nam hoặc nước ngoài.
Gợi ý trả lời:
– HS tìm đọc một số văn bản: Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
Xem thêm các bài soạn khác của Bài 5: Màu sắc trăm miền
1. Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt (trích, Vũ Bằng).
2. Soạn bài Chuyện cơm hến (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
3. Soạn bài Hội lồng tồng (Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hảo – Dương Tất Từ).
4. Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Dấu câu, biện pháp tu từ, từ ngữ địa phương.
5. Soạn bài Viết: Văn bản tường trình.
6. Soạn bài Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại.