Em bé thông minh trong câu chuyện dân gian cùng tên đã mang đến cho mỗi chúng ta sự thán phục, ngưỡng mộ đối với cậu bé thông minh, nhanh nhẹn, tạo ấn tượng tốt đẹp về sự hồn nhiên của một đứa trẻ. Cũng trong câu chuyện này, người đọc nhận ra được sự thông minh của em bé chính là kết tinh của trí khôn dân gian, những cách giải đố là những kinh nghiệm đúc rút từ trong đời sống hằng ngày. Theo chân tác giả Trần Thị An, lại một lần nữa chúng ta đến với nhân vật này. Qua cái nhìn mới mẻ của tác giả, em bé thông minh lại xuất hiện với một diện mạo, tài trí như thế nào? Cùng TruongPhuong.com tìm hiểu văn bản mở đầu chủ điểm Những góc nhìn văn chương, chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo nhé!
1. Chuẩn bị đọc
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về các thử thách với nhân vật em trong truyện Em bé thông minh?
Gợi ý trả lời:
– HS đọc lại văn bản Em bé thông minh (Bài 2 Miền cổ tích, Chương trình Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo) tìm hiểu về các thử thách đối với em bé thông minh.
– Các thử thách là những câu hỏi, câu đố hóc búa, oái ăm, độ khó tăng dần đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề.
2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu hỏi 1: Câu văn nào thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh?
Gợi ý trả lời:
– Câu văn thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh: Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.
Câu hỏi 2: Theo tác giả, tại sao thử thách thứ thư là quan trọng nhất?
Gợi ý trả lời:
– Theo tác giả, thử thách thứ thư là quan trọng nhất vì thử thách này không chỉ nâng tầm em bé lên một tầm cao mới, vượt lên so với cả triều đình, chiếm vị thế áp đảo của trí tuệ nhân dân mà còn nâng tầm quan trọng của việc trả lời câu đố lên mức độ cao nhằm lấy lại danh dự vận mệnh của quốc gia.
3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu hỏi 1: Em hãy xác định ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:
Gợi ý trả lời:
Câu hỏi 2: Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.
Gợi ý trả lời:
– Mục đích: Văn bản được viết nhằm thuyết phục người đọc về ý kiến: Qua truyện Em bé thông minh, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.
– Nội dung: Nhân vật em bé thông minh, qua bốn lần thử thách, đã thể hiện trí tuệ của dân gian, đồng thời gửi gắm ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, được hưởng hạnh phúc xứng đáng.
Câu hỏi 3: Chỉ ra các câu văn thể hiện ý kiến nhỏ, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn sau:
Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. Thử thách đầu tiên là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.
Gợi ý trả lời:
– Ý kiến nhỏ: Câu 1: Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phần phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
– Lí lẽ: Câu 2: Thử thách đầu tiên là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ.
– Bằng chứng: Câu 3: Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.
Câu hỏi 4: Nhận xét về cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn ba. Cách triển khai lí lẽ và bằng chứng có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?
Gợi ý trả lời:
Ở đoạn ba, lí lẽ thể hiện quan điểm của người viết về hình ảnh nhân vật em bé thông minh trong thử thách thứ 2,3. Các bằng chứng trích ra từ văn bản và các lí lẽ đưa ra để lập luận phù hợp, thuyết phục, làm bật lên được sự thông minh, tài trí của nhân vật em bé. Cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng ấy đã góp phần làm tăng sức thuyết phục cho văn bản.
Câu hỏi 5: Em hãy chỉ ra các đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian dựa vào bảng sau:
Gợi ý trả lời:
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học:
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian |
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận. | “Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân”. |
Đưa ra lý lẽ là những lý giải, phân tích tác phẩm. | Đề cao trí tuệ nhân dân. |
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ. | – Thử thách đầu tiên
– Thử thách thứ hai và thứ ba – Thử thách thứ tư |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. | – Ý kiến 1: Thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
– Ý kiến 2: Ở thử thách thứ hai và ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiếp của trí tuệ dân gian. – Ý kiến 3: Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình… |
Câu hỏi 6: Văn bản trên giúp em biết thêm điều gì về truyện cổ tích Em bé thông minh?
Gợi ý trả lời:
– Tác giả dân gian đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân qua nhân vật em bé thông minh.
– Tác giả dân gian muốn đề cao tầng lớp lao động, thể hiện sự tự hào về trí tuệ bình dân.
– Đồng thời, truyện cổ tích còn thể hiện một ước mơ muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ của người dân.
Xem thêm các bài soạn khác của Bài 3: Những góc nhìn văn chương
1. Soạn bài Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian (Theo Trần Thị An).
2. Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Theo Hoàng Tiến Tựu).
3. Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm (Li-xơ bớt Đao-mon-tơ).
4. Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Từ Hán Việt.
6. Soạn bài Viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học.
7. Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi.
8. Ôn tập bài 3.