Soạn văn 6 – Bài 2: Miền cổ tích

À..ơi.. Ấu thơ mỗi người là từng lời ru dịu ngọt, là những câu chuyện cổ tích bắt đầu bằng “ngày xửa ngày xưa”, là được đắm mình trong thế giới kì ảo với những nàng tiên, những hoàng tử, những khu vườn, những cánh rừng… Những hình ảnh đó theo ta vào giấc ngủ say nồng. Và khi tỉnh giấc, tâm hồn ta thấm đẫm những điều kì diệu vào cuộc sống, những bài học làm người lương thiện. Chủ đề Miền cổ tích chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo mang ta trở về với những câu chuyện tuổi thơ đầy ý nghĩa. HVCTP cùng các bạn khám phá chủ đề này với thể loại truyện cổ tích nhé! Trước hết cùng tìm hiểu phần tri thức Ngữ văn.

mã giảm giá lazada

miền cổ tích

I. Tri thức Ngữ văn

1. Truyện cổ tích

* Khái niệm

Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

* Đặc trưng

  • Cốt truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa…” và kết thúc có hậu. Truyện được kể theo trình tự thời gian.
  • Đề tài là hiện tượng đời sống được miêu tả thể hiện qua văn bản.
  • Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Trong truyện cổ tích, chủ để nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác.
  • Người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kế các sự việc. Trong truyện cổ tích, người kế chuyện thường ở ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình
  • Lời của người kể chuyện là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hãy giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,… Lời của nhân vật là lời nói trực tiếp của các nhân vật trong truyện.

* Phân loại truyện cổ tích

– Truyện cổ tích được chia thành ba loại sau:

  • Cổ tích về loài vật
  • Cổ tích thần kì
  • Cổ tích sinh hoạt

* Truyện cổ tích thần kì:

+ Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.

+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.

+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

II. Tri thức tiếng Việt

1. Đặc điểm liên kết câu của trạng ngữ

  • Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu.
  • Có nhiều loại trạng ngữ: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ chỉ mục đích…

– Ví dụ: (1) Hải đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước (a. (2) Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sử đưa sang một cái võ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đó lắm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột óc.

+ Trạng ngữ Hải đó chỉ thời gian diễn ra sự việc nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta.

+ Trạng ngữ Để đỏ xem bên này có nhân tài hay không chỉ mục đích của sự việc nước ngoài sai sử đưa vỏ ốc vặn sang nước ta cùng với câu đố oái oăm.

 2. Chức năng liên kết câu của trạng ngữ

  • Bên cạnh chức năng bổ sung ý nghĩa cho sự việc trong câu, trạng ngữ còn có chức năng liên kết các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liên mạch.

Ví dụ: (1) Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. (2) Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

Vừa lúc đó là trạng ngữ có chức năng liên kết câu (2) với câu (1).

III. Nội dung bài học

Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về con vật nói năng và hoạt động như con người. Phần đọc hiểu chủ đề Miền cổ tích mang đến cho chúng ta câu chuyện về những số phận bất hạnh với ngoại hình khác biệt như Sọ Dừa, hay đề cao trí khôn dân gian qua câu chuyện Cậu bé thông minh, được lắng nghe Chuyện cổ nước mình và một truyện dân gian Hàn Quốc. Phần thực hành tiếng Việt các em được tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của trạng ngữ. Phần viết, nói và nghe chúng ta được rèn luyện viết bài văn kể lại một truyện cổ tích.

Chủ đề bài học “Miền cổ tích” gồm các nội dung cơ bản:

1. Đọc:

* Đọc – hiểu các văn bản:

– VB1: Sọ Dừa.

– VB 2: Em bé thông minh.

– VB Đọc kết nối chủ điểm: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ).

– VB Đọc mở rộng theo thể loại: Non-bu và Heng-bu (Truyện dân gian Hàn Quốc).

*Thực hành tiếng Việt: Trạng ngữ.

2. Viết: Kể lại một truyện cổ tích.

3. Nói và nghe: Kể lại một truyện cổ tích.

4. Ôn tập bài 2.

5/5 (1 bình chọn)