Soạn văn 7 – Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Y Phương)

Thiên nhiên ban tặng cho mỗi vùng đất một thức quà quý giá. Mỗi vùng đất sẽ có một sản vật khiến người đặt chân đến lưu luyến chẳng rời, người xa quê lòng rậm rực nhớ nhung. Sau cốm làng Vòng, hãy tiếp tục đến với vùng đất Trùng Khánh để thưởng thức đặc sản miền đất này qua tản văn Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của tác giả Y Phương. Liệu ta tìm được điều gì thú vị nơi đây? Cùng HocVanCoTruongPhuong khám phá tác phẩm trong chủ đề bốn Quà tặng của thiên nhiên, Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo nhé!

mã giảm giá lazada

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát

1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng của một vùng đất.

Gợi ý trả lời:

– Trải dài khắp đất nước Việt Nam, mỗi vùng miền được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một sản vật đặc trưng. HS có thể chia sẻ về các đặc sản như:

+ Cốm làng Vòng, Phở (Hà Nội)

+ Bánh đậu xanh, chè dừa dầm (Hải Phòng)

+ Nem chua (Thanh Hóa)

+ Cu đơ, nước chè xanh (Hà Tĩnh)

+ Cháo lươn (Nghệ An)

+ Vải Thiều (Bắc Giang)

+ Kẹo dừa (Bến Tre)

+ Thốt nốt (An Giang)

– Hoặc chia sẻ một sản vật ở quê hương em.

2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi 1: Em hình dung thế nào về cảnh được tả trong đoạn văn này?

Gợi ý trả lời:

Không khí đầy sự yên bình, tĩnh mịch cùng với tiếng dẻ lao xao, rì rào tạo nên khung cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thú vị. Qua đoạn văn em có thể hình dung được, cảnh được tả ở đây chính là nói về sự trù phú của hạt dẻ Trùng Khánh.

Câu hỏi 2: Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Gợi ý trả lời:

Đoạn văn cho thấy cuộc sống của con người như được hòa quyện với thiên nhiên đất trời. Đó là một cuộc sống không toan tính, yên ả cùng thiên nhiên đẹp đến nao lòng, vừa tôn được nét đẹp lao động của con người, vừa khoe khéo léo cảnh đẹp nơi đây.

3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu hỏi 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương.

Gợi ý trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương:

– Trên khắp đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh.

– Cái đó thì…vưỡn.

– Cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân.

– Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên.

– Đó là điểm du lịch mang màu sắc, hương vị của tình yêu.

– Thật là tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn.

– Rừng dẻ khe khẽ hát như rang bởi đây đang là mùa lá đỏ.

– Nắng chiều quê tôi sánh vàng như mật bủa lấy rừng vàng.

=> sự say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ.

Câu hỏi 2: Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được điều gì về cái tôi của tác giả Y Phương?

Gợi ý trả lời:

– Tác giả kể về đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh quê hương mình với lòng vui sướng, đầy tự hào đã cho thấy cái tôi của tác giả – nhận thức và đánh giá được sự khác biệt giữa hạt dẻ Trùng Khánh khác so với các loại khác. Đó là một cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên.

Câu hỏi 3: Chủ đề của văn bản trên là gì? Dựa vào đâu để em xác định như vậy?

Gợi ý trả lời:

– Chủ đề văn bản: Tình cảm say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ và niềm mong muốn được giao hoà với thiên nhiên.

– Dựa vào nhan đề của bài và những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả thể hiện trong bài viết.

Câu hỏi 4: Hãy chỉ ra một đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản trên.

Gợi ý trả lời:

– VB thể hiện sự say mê, tự hào của tác giả đối với hạt dẻ, rừng dẻ. Những tình cảm đó được bộc lộ qua cách miêu tả chi tiết màu sắc, hình dáng, mùi vị của hạt dẻ, âm thanh, màu sắc của rừng dẻ, qua cách nói khẳng định: “Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì”.

– Cái tôi của người viết tùy bút hiện ra rõ nét qua tình cảm, thái độ, suy nghĩ của tác giả.

– Ngôn ngữ VB: Sử dụng khẩu ngữ, từ láy, văn phong gợi hình, gợi cảm,…

Câu hỏi 5: Nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản trên.

Gợi ý trả lời:

Sau khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của tác giả Y Phương, ta mới nhận ra vẻ đẹp của mỗi vùng đất không chỉ thể hiện ở cảnh sắc mà còn là những đặc sản ghi dấu ấn trong lòng người. Đấy là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Qua bài tản văn, cũng thấy được niềm tự hào của mỗi con người khi giới thiệu về đặc sản của quê hương mình. Qua đó, ta cũng thấy được nét văn hóa độc đáo, phong phú về ẩm thực.

5/5 (1 bình chọn)