Soạn văn 7 – Nói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi

Trong cuộc sống, rất nhiều vấn đề dẫn đến những ý kiến trái chiều, đối lập, gây tranh cãi. Mỗi người đều có một quan điểm, ý kiến riêng. Vậy làm thế nào để đi đến một thống nhất cuối cùng, giải quyết được mọi quan điểm gây tranh cãi? Bài thực hành nói và nghe trong chủ đề ba Những góc nhìn văn chương, Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ. TruongPhuong.com cùng các bạn tìm hiểu nội dung cơ bản của bài học nhé!

mã giảm giá lazada

thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi

I. Chủ đề và các bước chuẩn bị, thảo luận

Em có thể tham gia thảo luận về vấn đề gây tranh cãi cho một trong các chủ đề sau:

– Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?

– Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?

– Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?

– Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

– Cha mẹ có quyền quyết định nghề nghiệp tương lai của con cái?

– Con cái có nên tham gia thảo luận, quyết định các vấn đề chung của gia đình?

– Di chuyển bằng xe buýt (bus) – nên hay không?

1. Chuẩn bị bài nói

Thành lập nhóm và phân công công việc

+ Mỗi nhóm nhỏ gồm 6 thành viên, chia thành 2 nhóm nhỏ gồm 2 hoặc 3 người, những ai cùng quan điểm về cùng một nhóm nhỏ.

+ Nhóm trưởng chịu trách nghiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận.

+ Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

+ Tìm hiểu tư liệu, đưa ra ý kiến.

+ Chuẩn bị lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

+ Mục đích của buổi thảo luận này là gì?

+ Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?

+ Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?

2. Thảo luận

Trình bày ý kiến

+ Nhóm trưởng dẫn dắt các thành viên trình bày ý kiến.

+ Ghi chép, tổng hợp các ý kiến: đồng tình và phản đối.

Phản hồi các ý kiến

Các thành viên tham gia thảo luận, phản hồi các ý kiến trái chiều cũng như bảo vệ ý kiến của bản thân theo mẫu sau:

Ý kiến phản hồi Ý kiến đồng tình của các nhóm thành viên trong nhóm Ý kiến phản bác của các thành viên trong nhóm
Ý kiến 1:…
Ý kiến 2:…

– Thống nhất ý kiến

+ Ý kiến đưa ra được bằng chứng, lí lẽ thuyết phục và người nói bảo vệ được ý kiến của mình.

+ Tổng hợp những điểm tương đồng trong các ý kiến trái chiều, được các thành viên trong nhóm đồng thuận.

II. Dàn ý các bài nói tham khảo

1. Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?

HS có thể đưa ra 2 luồng ý kiến: Đồng tình và không đồng tình

Nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường vì:

+ Sử dụng điện thoại sẽ khiến học sinh xao nhãng trong việc học.

+ Tiếp xúc với thiết bị công nghệ nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh: cận thị, béo phì…

+ Học sinh sẽ lười suy nghĩ, bị phụ thuộc vào công nghệ.

Không nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường vì:

+ Học sinh có thể liên hệ với gia đình khi gặp trường hợp khẩn cấp.

+ Tra cứu thông tin, tài liệu qua Internet phục vụ cho việc học.

+ Cập nhật tin tức linh hoạt.

2. Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?

Sau nhiều “cú sốc” khi học trò đưa lên mạng xã hội những hình ảnh cởi áo quần, chửi thề, miệt thị người khác,… có đề xuất cấm học trò tham gia các mạng xã hội, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến trái chiều.

Quan điểm đồng tình với việc sử dụng mạng xã hội của HS:

+ Không nên cấm học sinh sử dụng mạng xã hội, bởi đây là phương tiện để bày tỏ quan điểm, dù đúng, dù sai thì người lớn nên lắng nghe để hiểu câu chuyện của HS. Nhiều khi thấy bạn mình bị bắt nạt, xa lánh không thể đứng nhìn được, nhưng nếu báo với thầy cô thì mình cũng sẽ bị tương tự vì tội “mách lẻo” bạn bè, nên mạng xã hội là công cụ hữu hiệu nhất để phát giác sự việc.

+ Trong trường hợp các em học sinh bị dồn ép nâng – hạ điểm, đòn roi, miệt thị… không thể cầu cứu ai được nữa, cần có tiếng nói từ cộng đồng và các cấp quản lý thì nên chia sẻ ngay lên mạng xã hội.

+ Mạng xã hội là nơi thể hiện quyền riêng tư của mỗi người.

+ Mạng xã hội còn là sợi dây để học sinh được kết nối với những người có cùng sở thích. Rất nhiều hội nhóm trên mạng xã hội như “cộng đồng đam mê hội họa”, “nghệ thuật gấp giấy origami” hay “nhóm chơi rubik” thu hút hàng ngàn lượt tham gia từ các bạn học sinh. Qua việc tham gia các hội nhóm ấy, các bạn được thể hiện đam mê, phát triển tài năng của mình.

Quan điểm không đồng tình với việc sử dụng mạng xã hội của HS:

+ Mạng xã hội là thế giới ảo, nhưng hậu quả thật.

+ Việc cấm HS sử dụng MXH là để kiểm soát “lời ăn tiếng nói” và hành động của các bạn học sinh trong khuôn khổ học đường cho phép.

+ Mạng xã hội là nơi hoạt động của nhiều đối tượng lừa đảo. Học sinh lại là thành phần còn non nớt về kiến thức cũng như kỹ năng sống nên dễ trở thành mục tiêu của kẻ xấu. Chúng tìm hiểu và tiếp cận với các em học sinh, dò hỏi thông tin cá nhân của trẻ để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nếu trẻ không cảnh giác thì rất dễ bị dụ dỗ, trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo, bắt cóc tống tiền hay bị bán thông tin.

+ Nghiện mạng xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và học tập của HS. Ngày càng có nhiều học sinh bị cận thị, nhược thị, béo phì do nguyên nhân lớn là dùng mạng xã hội, dùng máy tính, điện thoại không kiểm soát. Có nhiều bạn bỏ bê học tập, không làm bài về nhà chỉ vì nghiện mạng xã hội. Điều này làm tình hình học tập của các em bị sa sút, lâu dần dẫn tới mất gốc, chán học thậm chí làm nảy sinh tâm lý muốn bỏ học.

3. Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bắt đầu với lớp Sáu trong năm học 2021-2022. Kết quả học lực của học sinh không theo điểm tổng kết chung các môn học, nhiều môn học cũng không đánh giá bằng điểm số mà bằng nhận xét… Tuy giáo viên, nhà quản lý giáo dục đánh giá đây là phương pháp tiến bộ, đúng tiêu chí lấy người học là trung tâm nhưng cũng có người cho rằng chỉ là “bình mới rượu cũ”.

Quan điểm đồng tình với việc đánh giá học sinh bằng điểm số

+ Cách xếp loại kết hợp cả điểm số và đánh giá đã thực sự giúp HS đảm bảo kiến thức, kỹ năng từng môn học và các hoạt động giáo dục khác song song với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng cá nhân.

+ Nếu không đánh giá bằng điểm số, học sinh sẽ không còn muốn cố gắng học tập, không muốn nỗ lực để đạt kết quả tốt nhất.

Quan điểm không đồng tình với việc đánh giá học sinh bằng điểm số

+ Việc đánh giá HS không dựa trên điểm trung bình của tất cả môn học như trước đây là một góc nhìn cởi mở. Bởi, nếu chỉ nhìn vào điểm tổng kết chung thì khó mà biết được cụ thể từng HS có thế mạnh ở môn nào.

+ Đánh giá học sinh chỉ bằng điểm số không công bằng, thiếu khích lệ học sinh, chưa phát huy hết năng lực phẩm chất của học sinh.

5/5 (1 bình chọn)