Nhà văn O Hen-ry đã mang đến cho ta những cảm giác ấm áp của tình người, giữa những con người cùng khổ qua tác phẩm Chiếc lá cuối cùng. Giữa giá lạnh của đất trời, của cuộc sống đầy rẫy bất công thì ở đâu đó vẫn có những con người dám đánh đổi cả mạng sống để mang đến sự sống cho người khác. Truyện ngắn của O Hen-ry không chỉ hấp dẫn ở nội dung mà còn là bất ngờ của cốt truyện. Vậy theo góc nhìn của tác giả Minh Khuê, truyện còn có những điều gì thú vị? Nội dung bài Những góc nhìn văn chương, Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo mở rộng thể loại với tác phẩm Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Cùng HocVanCoTruongPhuong tìm hiểu nhé!
Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.
Gợi ý trả lời:
Câu hỏi 2: Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng và nêu tác dụng của các đặc điểm ấy trong việc thực hiện mục đích văn bản bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Gợi ý trả lời:
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | Biểu hiện trong văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” | Tác dụng trong việc thực hiện mục đích văn bản |
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận | Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc | Xác định, làm nổi bật ý kiến được nêu |
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm | – Chi tiết chiếc lá cuối cùng
– Kết thúc bất ngờ |
Dẫn chứng các chi tiết nổi bật từ văn bản |
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ | – Chi tiết chiếc lá cuối cùng:
+ Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh. “Như đầu truyện đã viết….bất tử hóa nó”. “Sự hồi sinh ấy thật kì diệu…vẽ vịnh Na-pô-li” – Kết thúc bất ngờ: + Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng + Người kể chuyện không nói hộ ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn, lại cố ý bỏ qua không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào. “Cụ Bơ-mơn đang khỏe mạnh…qua đời”. |
Lập luận có sức thuyết phục, chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho ý kiến. |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí | – Trước hết, sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng
– Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của truyện còn đến từ kết thúc hết sức bất ngờ |
Thuyết phục, dễ hiểu, cuốn hút người đọc. |
Xem thêm các bài soạn khác của Bài 3: Những góc nhìn văn chương
1. Soạn bài Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian (Theo Trần Thị An).
2. Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Theo Hoàng Tiến Tựu).
3. Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm: Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm (Li-xơ bớt Đao-mon-tơ).
4. Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Từ Hán Việt.
6. Soạn bài Viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học.
7. Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi.
8. Ôn tập bài 3.