Soạn văn 7 – Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân

Việc rèn luyện kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay và cả trong học tập. Bản thân mỗi chúng ta đều không ngừng cố gắng để bản thân mình có được thành công nhất định. Bằng việc tích lũy các kinh nghiệm sống, học hỏi những điều bổ ích từ mọi người, chúng ta nhất định sẽ đạt được những điều mình mong muốn và từng bước hoàn thiện bản thân mình. Trong nội dung chủ điểm Từng bước hoàn thiện bản thân, bài 5 chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, các em được tìm hiểu những văn bản thông tin, chia sẻ về một số giải pháp rèn luyện các kỹ năng trong học tập, sinh hoạt, đồng thời biết cách phát huy những thế mạnh vốn có về thể chất và trí tuệ của bản thân. HVCTP cùng các bạn tìm hiểu bài học.

từng bước hoàn thiện bản thân

I. Tri thức Ngữ văn

* Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động

Giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là một trong các kiểu văn bản thông tin. Trò chơi được giới thiệu có thể là trò chơi truyền thống hay trò chơi hiện đại. Hoạt động được giới thiệu có thể là hoạt động trong sinh hoạt, học tập hay lao động.

Nhằm giúp cho người đọc hiểu được mục đích ý nghĩa, quy cách thực hiện, kiểu văn bản này thường phải có bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ.

Thông tin cơ bản là thông tin chính, quan trọng, toát ra từ toàn bộ văn bản.

Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính. Trong văn bản thông tin, thông tin cơ bản thường được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn trong văn bản, bao gồm cả chi tiết biểu đặc bằng ngôn ngữ lần phi ngôn ngữ (số liệu sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu,…) Khái niệm “chi tiết” được hiểu linh hoạt theo nhiều cấp độ. Có thể sơ đồ hóa cấp độ như sau:

(Thông tin cơ bản => Thông tin chi tiết bậc 1 => Thông tin chi tiết bậc 2 => v. v. )

Cước chú là lời giải thích liên quan đến từ ngữ, chi tiết, nguồn trích dẫn,… được dùng trong từng trang văn bản, đặt ở chân tràn. Ví dụ: chú thích 1,tr. 101, giúp phân biệt “đọc bằng mắt” với “đọc thầm”.

Tài liệu tham khảo là danh mục các tài liệu (Sách, công trình, bài báo,…) được tác giả văn bản trích dẫn, tham khảo và được trình bày theo một quy cách nhất định.

III. Tri thức tiếng Việt

* Thuật ngữ, đặc điểm và chức năng

Thuật ngữ là từ, ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn bản nghị luận.

Đặc điểm của thuật ngữ. Thuật ngữ có hai đặc điểm chính. Thứ nhất, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. Thứ hai, thuật ngữ không có tính biểu cảm. Ví dụ: Muối là một thuật ngữ Khoa học Tự nhiên, không có sắc thái biểu cảm: “Muối là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.”

Chức năng của thuật ngữ. Thuật ngữ được dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ.

II. Nội dung bài học

Trên những chặng đường ta qua, có biết bao bài học quý giá mà mỗi bản thân nếu mỗi lần tích lũy sẽ là kinh nghiệm sống dày dặn để ta trưởng thành cùng với thời gian. Bạn ơi, có biết rằng? Những câu chuyện, những tình huống oái ăm, những trắc trở, cả một vài bí quyết dù là nhỏ thôi nhưng cũng đủ dựng cho ta một tòa lâu đài kĩ năng sống. Trong nội dung bài học này, chúng ta cùng khám phá những văn bản thông tin, mang đến cho bản thân những kĩ năng như cách đọc, ghi chép mà mỗi người rất cần trong học tập. Các bạn cùng được trải nghiệm cuộc sống qua “Bài học từ cây cau” hay kĩ năng “Phòng tránh đuối nước”. Cũng trong bài học này, chúng mình được rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động và chia sẻ những hiểu biết của mình về quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

Chủ đề “Từng bước hoàn thiện bản thân” gồm những nội dung cơ bản:

1. Đọc:

* Đọc – hiểu các văn bản:

– Văn bản 1: Chúng ta có thể đọc nhanh hơn.

– Văn bản 2: Cách ghi chép để nắm được nội dung bài học (Dư Gia Huy).

– Văn bản Đọc kết nối chủ điểm: Bài học từ cây cau (Nguyễn Văn Học).

– Văn bản Đọc mở rộng theo thể loại: Phòng tránh đuối nước (Nguyễn Trọng An).

* Thực hành tiếng Việt: Thuật ngữ.

2. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động.

3. Nói và nghe: Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

4. Ôn tập bài 5.

5/5 (1 bình chọn)