Soạn văn 6 – Đọc mở rộng theo thể loại: Bánh chưng, bánh giầy

Bánh hình tròn là tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất… Lắng nghe lịch sử nước mình trong câu chuyện của chàng Lang Liêu để một lần nữa chúng ta biết về nguồn gốc của hai thứ bánh ấy, càng hiểu rõ giá trị của nền văn minh nông nghiệp Việt và suy tôn công lao của các vua Hùng. Cùng tìm hiểu truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy trong bộ sách Chân trời sáng tạo nhé!

mã giảm giá lazada

Soạn văn 6 Bánh chưng, bánh giầy

1. Tìm hiểu chung về văn bản

– Thể loại: truyền thuyết.

– PTBĐ chính: Tự sự.

– Tóm tắt các sự việc chính:

Vua Hùng về già muốn chọn người nối ngôi. → Vua có 20 ngươi con, không biết chọn ai cho xứng đáng liền ra lời thách đố. → Các lang đua nhau làm cỗ thật ngon mong làm vừa ý vua. → Lang Liêu – con thứ 18 là người thiệt thòi nhất, làm nghề trồng lúa, buồn vì không biết lấy gì để lễ cúng Tiên Vương. → Thần mách bảo Lang Liêu lấy gạo làm bánh. → Bánh của Lang Liêu được chọn tế trời đất cùng Tiên Vương. Lang Liêu được chọn nối ngôi vua.

– Bố cục 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến chứng giám): Vua Hùng chọn người nối ngôi.

+ Phần 2 (Tiếp đến giã nhuyễn, nặn hình tròn): Cuộc đua tài, dâng lễ của các Lang.

+ Phần 3 (Còn lại): Kết quả cuộc đua tài.

2. Hình thành kiến thức mới

Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết

Gợi ý trả lời:

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện
a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. Lang Liêu đã lấy hạt gạo làm bánh, tạo thành bánh chưng và bánh giầy dâng cúng tổ tiên.Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.
b. Thường sử dụng dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật. Thần đã về báo mộng và Lang Liêu đã thể hiện sự sáng tạo qua việc tạo thành hai thứ bánh tượng trưng cho Trời và Đất.
c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến. Mỗi khi tết đến, nhà nhà lại làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm Chi tiết biểu hiện
a. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất. Lang Liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo.
b. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng. Gán với sự kiện: vua Hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang Liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi.
c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ. Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.
4.2/5 (13 bình chọn)