Phần đọc kết nối chủ điểm của bài “Lắng nghe lịch sử nước mình” giới thiệu với các em một nét đẹp cổ truyền trong văn hóa dân gian Việt Nam mình. Tác giả Minh Nhương qua đây làm nổi bật lên vẻ đẹp của con người cũng như văn hóa Việt Nam, gợi ra một chân trời sáng tạo mới ở thế hệ trẻ chúng ta. Cùng tìm hiểu một số nội dung liên qua đến văn bản này nhé!
1. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?
Gợi ý: Học sinh tìm các thông tin trong văn bản về mục đích, nguồn gốc của sự kiện
– Mục đích:
+ Hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương.
+ Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.
=> Giữ gìn và phát huy những những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa hiện đại
– Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.
2. Tìm một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi. Em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam?
Gợi ý: Học sinh đọc kĩ phần tường thuật diễn biến cuộc thi, tìm các chi tiết phù hợp với mỗi công đoạn
Các công đoạn, hạng mục | Quy định (luật lệ của cuộc thi) | |
1 | Lấy lửa, chuyển lửa, nhóm lửa | Leo lên thân cây chuối, vót tre thành chiếc đũa bông để châm lửa |
2 | Chế biến gạo | Xay giã dần sàng từ lúa thành gạo trắng |
3 | Đun nấu làm chín cơm | Nồi cơm được treo ở trên cành cong hình cánh cung, uốn về trước mặt, uốn lượn trên sân đình |
4 | Thời gian | Trong khoảng một giờ rưỡi |
5 | Chất lượng | Gạo trắng, cơm dẻo, không cháy |
Nhận xét về vẻ đẹp con người VN:
– Khéo léo, sáng tạo, tháo vát, ứng biến nhanh, phối hợp nhóm nhịp nhàng và có ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết |
3. Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hóa dân tộc?
– Hội thi thể hiện được nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam. Đó là sự khéo léo và nhanh nhẹn, sáng tạo…
=> Hội thi như một cách thư giãn tinh thần, rèn luyện sức khỏe nhằm nâng cao ý nghĩa cuộc sống.
=> Thể hiện sự đoàn kết, ý thức cộng đồng.
– Hội thi giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Qua đó tôn vinh những nét đẹp của văn hóa dân tộc, của nghề trồng lúa nước. Bồi dưỡng tình cảm, ý thức về quê hương, dân tộc, mở mang hiểu biết nhiều mặt cho bản thân về truyền thống văn hóa dân tộc, về vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Xem thêm các nội dung của bài học “Lắng nghe lịch sử nước mình”:
1. Văn bản Thánh Gióng (Truyện dân gian Việt Nam)
2. Văn bản Sự tích Hồ Gươm (Truyện dân gian Việt Nam)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Minh Nhương)
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Bánh chưng bánh giầy (Truyện dân gian Việt Nam)
6. Viết: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ
7. Nói và nghe: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất
8. Ôn tập bài 1