Nói và nghe: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

Tìm hiểu về những nét đẹp riêng của mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam, chúng ta thấy được sự gắn bó mật thiết của chúng với những giá trị văn hóa lâu đời và đời sống sinh hoạt của mỗi địa phương. Trong cuộc sống hiện đại, những giá trị văn hóa truyền thống có còn tồn tại? Và chúng ta làm thế nào để lưu giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy? Hoạt động nói nghe của chủ đề Màu sắc trăm miền chương trình Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em chia sẻ ý kiến chủ quan của mình. Cùng HVCTP tìm hiểu nhé!

mã giảm giá lazada

trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

– Một số vấn đề có thể chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình:

+ Thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại

+ Việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày

+ Giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống

+ Sức hấp dẫn của các di tích lịch sử-văn hóa truyền thống đối với du khách

+ Giá trị của làng nghề truyền thống đối với phát triển kinh tế và văn hóa

+ Sức cuốn hút của đặc sản địa phương

+ Vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương.

– Hình dung trước những ý kiến phản bác có thể có để xây dựng bài nói có chiều sâu, bao quát được nhiều tình huống thực tế

– Chú ý tính cụ thể, thiết thực, khả thi của những kế hoạch, hoạt động mà mình đề xuất

– Lập đề cương cho bài nói:

+ Vấn đề em trình bày là gì?

+ Lí do em trình bày vấn đề này là gì?

+ Nêu những thông tin đáng quan tâm về vấn đề đó

+ Chia sẻ những hình ảnh minh họa

+ Nêu ý kiến của em về vấn đề được bàn tới

+ Nêu mong muốn của em và những giải pháp em đề xuất

+ Trao đổi của em về các ý kiến thể hiện cách tiếp cận khác về vấn đề

b. Tập luyện

– Khi tập luyện một mình, em có thể nhìn vào bản đề cương để nói. Chú ý kiểm soát thời gian trình bày

– Khi tập luyện theo nhóm, cần luân phiên vào vai người nói hoặc người nghe, góp ý cho nhau về nội dung bài nói

2. Trình bày bài nói

a. Mở đầu

– Nêu vấn đề mà em muốn trình bày; nói khái quát lí do vì sao em chọn vấn đề đó

– Có thể bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc một hình ảnh, câu chuyện, tình huống… để tạo không khí sinh động, hào hứng

b. Triển khai

– Lần lượt trình bày các ý được chuẩn bị sẵn trong đề cương bài nói

– Tránh quá tập trung vào một ý nào đó làm bố cục của bài nói bị mất cân đối, gây khó khăn cho việc đảm bảo thời gian nói theo quy định

– Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên

– Quan sát những phản ứng của người nghe

– Sử dụng cử chỉ, điệu bộ và biểu lộ cảm xúc phù hợp với nội dung trình bày

– Các thao tác sử dụng bản trình chiếu (nếu có) phải được thực hiện gọn gàng, dứt khoát

c. Kết luận

– Tóm lược nội dung đã trình bày

– Hướng người nghe vào các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống

3. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nói Người nghe
– Huy động trải nghiệm của bản thân để hiểu thấu đáo vấn đề được người nói đề cập.

– Tập trung nhận xét, trao đổi về những ý chính của bài nói.

– Nêu những ưu điểm nổi bật về nội dung và cách trình bày bài nói.

– Nêu những điều em thấy chưa hợp lí trong nội dung và cách trình bày bài nói (chú ý nêu bằng chứng).

– Bổ sung những nội dung cần thiết mà em cho là bài nói còn thiếu.

– Lắng nghe, tiếp thu mọi trao đổi với thái độ bình tĩnh và tinh thần cầu thị.

– Giải thích ngắn gọn về một số vấn đề mà người nghe có thể hiểu nhầm.

– Trao đổi về những đánh giá mà em cho là chưa thỏa đáng, qua đó, củng cố thêm nội dung trình bày của mình (chú ý thể hiện thái độ nhã nhặn trong trao đổi).

– Tự rút ra những kinh nghiệm bổ ích trong việc chuẩn bị nội dung và trình bày bài nói.

4. Tham khảo dàn ý một số bài nó

a. Thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại

– Mở đầu:

+ HS giới thiệu một số hình ảnh về thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại.

+ Đưa ra vấn đề mình cần trình bày: Thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại.

– Thân bài:

+ Lý do trình bày vấn đề: Chơi tranh là một trong những thú chơi lịch lãm và tao nhã của rất nhiều người không kể giàu nghèo. Trong đời sống của người Việt trước khi du nhập nền văn minh phương Tây thì tranh dân gian chiếm vị thế chủ đạo. Trong đời sống hiện đại, truyền thống này có sự thay đổi. Những thú vui cũ, những trò chơi dân gian xưa đã dần được thay thế bằng các sản phẩm văn hóa tân thời.

+ Những thông tin đáng quan tâm:

Thú chơi tranh dân gian xưa: Dịp Tết, mỗi gia đình Việt trước kia đều dán vài tờ tranh Tết cho không khí Tết ùa vào trong nhà từ sau ngày ông công ông táo. Bên cạnh thú chơi tranh Tết, câu đối Tết cũng là một thú chơi tao nhã của người Việt, đặc biệt là các nhà nho và những người thích chữ nghĩa.

Bước vào thời kỳ đổi mới: đời sống vật chất thay đổi từng ngày, no ấm hơn, giàu có hơn. Mỗi người cũng được tiếp cận nhiều hơn với những thành tựu của khoa học và công nghệ, được giao lưu nhiều hơn với những luồng văn hóa bên ngoài lũy tre làng. Xã hội hiện đại cũng đã đưa đến những thay đổi lớn trong đời sống tinh thần, đặc biệt là các hình thức giải trí. Những thú vui cũ, những trò chơi dân gian xưa đã dần được thay thế bằng các sản phẩm văn hóa tân thời. Hát karaoke trở nên phổ biến, các game show trên truyền hình hay game online đã thay cho các trò chơi dân gian của con trẻ như thả diều, nhảy ngựa, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê… Và tranh dân gian xưa dường như cũng đã đi vào quên lãng. Thay vào đó là tranh hiện đại hoặc tranh khảm, tranh sứ, tranh kính, tranh đá… với những chất liệu đắt tiền hơn, cầu kỳ hơn.

+ Ý kiến của em:

Theo GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, “Treo tranh dân gian trong ngày Tết đã từng là thú vui tao nhã, phong tục đẹp của người Việt Nam, trước đây hầu như không có nhà nào không treo tranh dân gian trong dịp Tết. Tuy nhiên, hiện nay để có thể mua được tranh Đông Hồ bày bán trên các con phố Hà Nội trở nên rất khó khăn, hoặc nếu có thì kỹ thuật và thẩm mỹ cũng rất kém do bị thương mại hóa”.

Chứng kiến thực tế trong cuộc sống mang hơi thở hiện đại, truyền thống chơi tranh dân gian không hề mai một đi mà nó được chuyển thể sang cảm hứng mới. Sự kết hợp giữa tranh dân gian hay các họa tiết mỹ thuật, trong đó được làm mới qua những sản phẩm thiết thực trong đời sống hiện đại, là kết quả sáng tạo của lực lượng người trẻ năng động, sáng tạo với tinh thần tự hào dân tộc.

Tục chơi tranh có thể giảm nhưng nguồn cảm hứng từ tranh dân gian nói riêng, tư liệu dân gian nói chung thì không bao giờ biến mất. Nó chỉ chuyển hóa từ dạng tranh treo tường sang những sản phẩm với tính ứng dụng cao như áo phông, túi xách, tranh lụa, bức bình phong…

+ Những mong muốn và giải pháp:

Bằng sự sáng tạo, lòng tự hào với truyền thống, thế hệ trẻ chúng ta hãy không ngừng nhìn ra sự dồi dào của vốn văn hóa dân tộc, đặc biệt là ở các sản phẩm tranh vẽ dân gian. Hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng một hình thức mới mẻ, phù hợp với cuộc sống hiện đại nhưng cũng không làm mất đi giá trị văn hóa của dân tộc.

– Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm xúc của em. Đưa ra định hướng hoạt động nhằm bảo tồn giá trị văn hóa (tranh dân gian).

b. Giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống

HS tham khảo các ý chính:

– Như mạch ngầm cuồn cuộn chảy, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã len lỏi vào tâm hồn của những người trẻ đam mê và lan tỏa những giá trị tuyệt đẹp. Những người trẻ cùng đam mê giá trị văn hóa của ông cha, bằng những cách tiếp cận riêng họ đã kế thừa và phát triển một cách xuất sắc những tinh hoa nghệ thuật truyền thống.

– HS đưa ra những minh chứng, hình ảnh minh họa về các ca sĩ trẻ với niềm đam mê nhạc cụ dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống (múa rối, cải lương,…)

– Giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống: Trong đời sống hiện đại, nghệ thuật truyền thống vất vả, chật vật tìm chỗ đứng. Ít đất dụng võ nên có nhiều người yêu nghề cũng khó có thể bám trụ, đặc biệt là những người trẻ. Thế nhưng, đâu đó vẫn có những bạn trẻ đang từng ngày miệt mài giới thiệu nghệ thuật truyền thống đến công chúng. Bằng cách này hay cách khác, họ đã cho thấy nghệ thuật truyền thống vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa. Các bộ môn nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, ca trù…dường như được giới trẻ quan tâm nhiều hơn. Họ kết hợp các ca khúc mang âm hưởng hiện đại với những giai điệu của các loại hình nghệ thuật truyền thống vào sáng tác. Những năm qua, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình, nhằm quảng bá các chương trình âm nhạc, tác phẩm âm nhạc truyền thống đến với đối tượng thanh niên, sinh viên. Mới đây nhất là chương trình “Tôi yêu nghệ thuật truyền thống”, khơi dậy trong mỗi sinh viên niềm say mê, yêu thích đối với nghệ thuật truyền thống. Nhiều tiết mục được các sinh viên luyện tập, dàn dựng công phu. Không ít bạn trẻ được hỏi, trả lời vẫn quan tâm đến âm nhạc truyền thống, nhưng không có môi trường, thiếu cơ hội tiếp cận.

– Giới trẻ với những sáng tạo, “làm mới” các loại hình nghệ thuật truyền thống để phù hợp với hơi thở cuộc sống hiện đại: thời gian qua, một website trên nền tảng Urbanist được thành lập không lâu nhưng đã thu hút hơn 80.000 lượt xem. Trong đó, fanpage dự án “Trường ca kịch viện” dù chỉ mới hơn 4.000 người theo dõi nhưng có hàng trăm lượt tương tác. Dù những con số này chưa là gì so với dự tính của dự án về giải trí khai thác nền tảng số nhưng với “Trường ca kịch viện”, những người thế hệ 9X đã từng bước tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần gìn giữ và lan tỏa mô hình cùng lưu truyền nét đẹp của nghệ thuật truyền thống. Với mục đích thành lập một chuyên trang đời sống online, khai thác các đề tài ẩm thực, xã hội, thời trang, lịch sử, văn hóa – nghệ thuật Việt Nam, “Trường ca kịch viện” đã chào đón nhiều bạn trẻ cùng tham gia.

– Để người trẻ đến với nghệ thuật truyền thống: Văn học nghệ thuật là một bộ phận của văn hóa. Phát triển văn hóa nghệ thuật đồng nghĩa với phát triển văn hóa. Bởi vậy cùng với nhiều giải pháp, thì phải gieo được tình yêu nghề cho người trẻ, để họ hiểu và yêu nghệ thuật truyền thống.

– Khi người trẻ được truyền dạy, được thắp lửa đam mê, họ sẽ có tình yêu và giữ nghề. Chúng ta phải đặt câu hỏi, tại sao khán giả trẻ hiện nay tôn sùng âm nhạc đường phố, nhạc Hàn, nhạc điện tử có tính chất thương mại. Còn các loại hình âm nhạc đặc sắc như cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ, nhã nhạc cung đình Huế, ca trù, hát xoan… đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhưng hiện vẫn sống lay lắt vì ít người xem, hoặc muốn có người xem thì phải “sân khấu hóa”? Khi các cơ quan chức năng cùng chúng tôi hiểu được tại sao, thì sẽ có phương án lâu dài, bền bỉ để thực hiện các chiến lược khuyến khích người trẻ đến với nghệ thuật truyền thống.

– Việc gìn giữ, bảo tồn nghệ thuật truyền thống là trách nhiệm của cả hệ thống, bao gồm cả khán giả. Bởi chính khán giả trẻ là những người phải tiếp sức cho các nghệ sĩ trẻ, để cùng hiểu và yêu những giá trị của cha ông, dành thời gian giữ giá trị ấy như một kho tàng vô giá của dân tộc.

5/5 (1 bình chọn)